Giúp mẹ nhận biết nhau bám thấp khi mang thai và cách điều trị

Với phụ nữ mang thai, khi được chẩn đoán bị nhau bám thấp thường sẽ rất lo lắng vì đây là một trong những biểu hiện nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Theo thống kê, có khoảng 5% thai phụ khi bước sang tuần thứ 18 - 20 lại gặp phải tình trạng nhau thai bám thấp. Và không giống như nhiều hiện tượng khác, để phát hiện nhau thai bám thấp bắt buộc thai phụ phải thực hiện siêu âm.

1. Nhau bám thấp (rau bám thấp) là gì ?

Nhau bám thấp (rau bám thấp) là tên gọi của tình trạng bánh nhau không bám ở phần đáy của tử cung mà bám vào vị trí gần cổ tử cung.

Thông thường khi trứng đã được thụ tinh thành hợp tử sẽ bám vào tử cung và nhau thai dần dần hình thành. Tuy nhiên, nếu hợp tử này không di chuyển và vẫn ‘cư trú’ ở phía dưới tử cung sẽ xảy ra hiện tượng nhau bám thấp.

giup-me-nhan-biet-rau-bam-thap-khi-mang-thai-va-cach-dieu-tri-VOH

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhau bám thấp vẫn chưa được xác định rõ ràng (Nguồn: Internet)

2. Nguyên nhân nhau thai bám thấp

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau bám thấp hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số ý kiến cho rằng tình trạng nhau bám thấp ở phụ nữ mang thai có thể do:

  • Người mẹ bị dị dạng cổ tử cung, có tiền sử nạo (hút) thai…
  • Sự tuần hoàn dinh dưỡng ở vùng niêm mạc đáy tử cung giảm sút.

Mặc dù rất khó để nhận diện được hiện tượng nhau thai bám thấp bằng cách thông thường, nhưng từ tuần thai 20 trở lên nếu thai phụ phát hiện ra huyết khi đi vệ sinh thì nên nghĩ đến hiện tượng nhau bám thấp (tuy nhiên cũng có những trường hợp thai phụ bị nhau bám thấp nhưng không ra huyết).

Để xác định chính xác thai phụ có đang gặp phải hiện tượng nhau bám thấp hay không thì cần phải được tiến hành siêu âm.

Một số phương pháp siêu âm phổ biến hiện nay là:

3. Dấu hiệu nhau thai bám thấp

Thường khi bị nhau thai bám thấp thì sẽ bị chảy máu âm đạo, đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe mẹ bầu đang có vấn đề. Nhưng khi bị chảy máu âm đạo nhiều hoặc bị 1 trong các dấu hiệu đưới đây thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Quan hệ bị chảy máu.
  • Chảy máu trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai.
  • Khi làm việc nặng, nhiều bị chảy máu tử cung.
  • Đau, co thắt vùng tử cung.

4. Cách điều trị nhau thai bám thấp khi mang thai

Hiện nay, các phương pháp điều trị nhau thai bám thấp vẫn còn đang được nghiên cứu, vì vậy thai phụ chỉ có thể chủ động tự phòng ngừa hiện tượng này để tránh gặp phải những nguy hiểm do nhau bám thấp gây ra.

Khi đi siêu âm và phát hiện nhau bám thấp, mẹ bầu cần chú ý đến những điều sau đây:

  • Nếu phát hiện có hiện tượng chảy máu khi đi tiểu, có hoặc không kèm đau bụng thì bạn cũng cần đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra chính xác tình trạng thai của mình.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối và nên nói rõ tình trạng của mình với chồng và gia đình để được chăm sóc tốt hơn về sinh hoạt, ăn uống.
  • Tránh vận động nhiều và hạn chế đi xe máy trong thời gian này.
  • Trong trường hợp mẹ bị nhau bám thấp, em bé có thể sẽ sinh sớm từ 2 - 3 tuần hoặc nhiều hơn, nên mẹ cần lưu ý thường xuyên thăm khám bác sĩ theo lịch, khám ngay khi tình trạng ra huyết, đau bụng xảy ra.
  • Tuyệt đối tránh quan hệ vợ chồng.
  • Ăn uống đủ dưỡng chất, ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả an toàn cho sức khỏe.
  • Uống bổ sung sắt, axit folic và canxi nhưng ở dạng hữu cơ dễ hấp thụ để tránh bị táo bón, đầy bụng, vì việc táo bón rất không tốt cho bà bầu khi bị nhau bám thấp.

giup-me-nhan-biet-rau-bam-thap-khi-mang-thai-va-cach-dieu-tri-1-VOH

Khám thai định kỳ là cách tốt nhất giúp mẹ phòng ngừa những nguy hiểm của tình trạng nhau thai bám thấp
(Nguồn: Internet)

5. Cách giúp mẹ phòng tránh nguy cơ nhau thai bám thấp

Để phòng tránh nguy cơ nhau bám thấp khi mang thai, các mẹ cần hạn chế những tác động làm tổn thương đến tử cung và lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên sinh quá nhiều con, chỉ nên sinh từ 1 – 2 con để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ, đồng thời nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, không uống rượu, bia, hút thuốc lá và nên tránh xa khói thuốc lá vì nó có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Khi mang thai, mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên với những bài tập phù hợp, để cơ thể được khỏe mạnh.
  • Cần có biện pháp tránh thai an toàn, không nạo phá thai bừa bãi. Việc nạo phá thai sẽ làm thành tử cung trở nên mỏng hơn. Khi mang thai lần tiếp theo dễ gặp phải tình trạng nhau thai bám thấp.

6. Những vấn đề khi nhau thai bám thấp

6.1. Nhau bám thấp có sinh thường được không ?

Thông thường, cổ tử cung của bà bầu sẽ được đóng lại trong suốt thai kỳ và chỉ mở ra lúc chuyển dạ. Nếu thai phụ bị nhau bám thấp thì khi cổ tử cung mở sẽ có hiện tượng chảy máu ồ ạt trước khi thai nhi ra ngoài, gây chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí tử vong ở thai phụ. Với thai nhi, có thể dẫn đến tình trạng bị sảy thai, nguy cơ sinh non cũng rất cao.

Tuy nhiên, nhau thai bám thấp chỉ xuất hiện ở những tháng đầu thai kỳ và có thể di chuyển lên vị trí vốn có của nó, Chỉ có khoảng 10% trường hợp sẽ phát triển thành nhau tiền đạo nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.

Sau khi thăm khám, tùy vào thể trạng của người mẹ mà bác sĩ sẽ quyết định để thai phụ sinh thường hay sinh mổ, nhưng thông thường sẽ là sinh mổ để đảm bao an toàn

6.2 Nhau bám thấp có nguy hiểm không?

Khi bị nhau thai bám thấp dễ dẫn đến nguy cơ ra máu khi mang thai, gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Ngay lúc này mẹ bầu nên đi khám và điều trị kịp thời.

  • Đối với mẹ bầu: nếu tình trạng chảy máu diễn ra lâu có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, dễ bị sinh non. Lúc chuyển dạ khi sinh, nhau thai có thể bóc tách sớm làm cho mẹ bầu dễ bị xuất huyết khi sinh, mất máu nhiều. Ngoài ra có trường hợp nhau thai bám thấp sẽ làm tăng nguy cơ sinh mổ.
  • Đối với thai nhi: Do mẹ bầu bị thiếu máu do nhau thau thai bám thấp nên làm cho thai nhi chậm phát triển, dễ dẫn đến suy thai. Bởi vì mất máu nhiều nên thai nhi dễ sinh sớm bằng phương pháp sinh mổ và ngôi thai không thuận do nhau thai bám thấp làm cản trở thai nhi quay đầu.

6.3. Nhau bám thấp và nhau tiền đạo có giống nhau không ?

Có rất nhiều người nghĩ nhau bám thấp và nhau tiền đạo là một, nhưng điều này không đúng vì nhau bám thấp chỉ là một dạng của nhau tiền đạo.

Ngoài nhau bám thấp, nhau tiền đạo còn có các dạng khác như: nhau bám mép, nhau tiền đạo bán trung tâm, nhau tiền đạo trung tâm. Tất cả những hiện tượng này đều gây nguy nguy hiểm cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Nhau bám thấp có thể trở lại vị trí như bình thường nếu được phát hiện sớm, có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý cũng như hạn chế các hoạt động mạnh. Chính vì thế, chị em không cần quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này, nên đi khám thai định kỳ đều đặn để có thể kịp thời xử lý những trường hợp bất thường.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận