Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là một dị tật khá phổ biến, tuy nhiên hiện có rất nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa biết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là như thế nào cũng như nguyên nhân và cách điều trị ra sao.

Các bác sĩ chyên khoa nhi cho biết, thoát vị rốn là hiện tượng lành tính, thường gặp ở trẻ sơ sinh. Theo thống kế, có hơn 90% trường hợp thoát vị rốn có thể tự phục hồi khi trẻ được 2 tuổi mà không cần có bất kì một can thiệp nào.

1. Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là gì ?

Thoát vị rốn là hệ quả của việc thành bụng của trẻ sơ sinh chưa đóng lại hết khiến cho rốn trở nên thông với ổ bụng của trẻ qua cái lỗ này, làm cho một số cấu trúc trong bụng như mô mềm, mô mỡ hoặc thậm chí là ruột non của trẻ cũng có thể lọt qua cái lỗ, làm phình rốn lên tạo thành một khối rốn lồi.

Thoát vị rốn thường xảy ra ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp, trẻ da đen có nguy cơ cao hơn một chút và thường gặp ở các bé gái nhiều hơn. Chính vì thế, các bác sĩ thường khuyên thai phụ cần ăn uống, nghỉ ngơi và dưỡng thai tốt nhất để em bé được chào đời một cách khỏe mạnh.

Không chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh mà tình trạng thoát vị rốn ở người lớn, cụ thể là các mẹ bầu. Rất dễ nhận thấy tình trạng này bởi các chị em sẽ phát hiện rốn bị lồi khi mang thai ở tháng thứ 6 hoặc 3 tháng giữa thai kỳ.

thoat-vi-ron-o-tre-so-sinh-la-nhu-the-nao-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-VOH

Thoát vị rốn thường gặp nhiều ở những trẻ sinh non (Nguồn: Internet)

1.1 Các dấu hiệu nhận biết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết, chỉ cần cha mẹ quan sát kỹ vị trí rốn của trẻ là có thể nhận ra. Cụ thể chính là:

  • Ở vị trí giữa rốn bé sẽ có một khối u tròn nhô lên.
  • Mỗi khi bé ho hoặc hoc thì khối u này sẽ phình to hơn. Khi bé thư giãn khối này sẽ nhỏ lại hoặc biến mất tạm thời.
  • Khi ấn vào rốn, bé không cảm thấy đau.

Lưu ý: Cha mẹ không nên dùng tay xoa hoặc ấn mạnh vào rốn trẻ với mục đích cho khối thoát vị mềm ra vì điều này có thể gây đau đớn cho trẻ nhưng cũng không thể giúp tình trạng được khá hơn.

2. Tại sao bé lại bị thoát vị rốn sau khi sinh ?

Trẻ được sinh ra với dây rốn gắn ở bụng. Và rốn cũng chính là ‘cầu nối’ dinh dưỡng giữa mẹ và bào thai, giúp thai nhi có thể phát triển trong suốt thời gian trong bụng mẹ.

Dây rốn sẽ được bác sĩ cắt bỏ sau khi bé chào đời. Trong vòng 1-2 tuần sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ.

Khi lành, lỗ ở thành bụng đi qua rốn sẽ tự động đóng lại, tuy nhiên, ở một số trẻ cơ bụng không thể đóng kín và đó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng thoát vị rốn.

Ngoài ra, bệnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh xảy ra khi một phần nội tạng lồi ra khỏi vị trí bình thường, chui ra ngoài và tạo thành khối lồi tại vùng rốn.

thoat-vi-ron-o-tre-so-sinh-la-nhu-the-nao-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-1-VOH

Nguyên nhân nào dấn đến thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh ? (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây thoát vị rốn khi mang thai ở người lớn thường do tăng áp lực ổ bụng. Ngoài ra còn có các nguyên nhân tiềm năng khác như:

  • Thừa cân
  • Mang thai thường xuyên
  • Mang thai nhiều thai kỳ (song sinh, sinh ba…)
  • Từng phẫu thuật bụng
  • Ho dai dẵng
  • Có chất lỏng dư thừa trong khoang bụng.

3. Thoát vị rốn có nguy hiểm không ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai nhi bị thoát vị rốn thường ít khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp sẽ khiến cho một đoạn quai ruột bị kẹt và không thể nào quay trở lại vị trí cũ được nữa. Ở đoạn ruột này máu sẽ ít đi, khiến cho mô ruột bị tổn thường hoặc vùng rốn bị đau.

Nghiêm trọng hơn, khi đoạn ruột bị mắc kẹt làm cho máu không thể di chuyển và lưu thông đến vị trí này lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử, ổ bụng bị nhiễm trùng, thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ.

thoat-vi-ron-o-tre-so-sinh-la-nhu-the-nao-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2-VOH

Một số trường hợp thoát vị rốn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé (Nguồn: Internet)

Chính vì thế, khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây hãy  đưa trẻ đi khám ngay lập tức:

  • Trẻ quấy khóc liên tục và vô cùng đau đớn.
  • Phần bụng tròn hơn, to hơn và đầy hơn so với bình thường.
  • Da ở vùng rốn bị đỏ hoặc sưng nề.
  • Trẻ bị sốt, nôn mửa.
  • Không thể đi ngoài hoặc đi ngoài khó khăn, trong phân xuất hiện máu.

4. Thoát vị rốn được điều trị như thế nào ?

Như đã chia sẻ, phần lớn các trường hợp thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi khi bé được 1 đến 2 tuổi. Khi bé lớn lên thành cơ bụng khỏe, lúc đó sẽ có thể đóng kín lỗ hỏng hỏng của thành bụng, thoát vị sẽ thự mất đi mà không cần phải nhờ đến sự can thiệp ngoại khoa.

Một số trường hợp khác, thoát vị rốn tự biến mất khi trẻ được 4 đến 5 tuổi. Lúc này khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ đẩy khối thoát vị vào ổ bụng (Lưu ý: cha mẹ không nên tự ý làm điều này cho trẻ).

Phẫu thuật thoát vị rốn thường được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp:

  • Khối thoát vị rất lớn và gây đau đớn cho bé.
  • Khối thoát vị to lên khi bé được 1 hoặc 2 tuổi.
  • Thoát vị rốn không mất đi khi bé được 4, 5 tuổi.
  • Bị nghẹt.

Các bác sĩ cho biết, không có cách gì có thể ngăn ngừ chứng thoát vị rốn, ngoại trừ việc cố gắng đừng sinh non.

Khuyến cáo: Một số bậc cha mẹ hiện nay thường dùng băng dính, đồng xu hoặc các lọai băng ép đặt lên vùng thoát vị rốn để làm nó nhỏ đi. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cho thấy phương pháp này không hề mang lại hiệu quả, thậm chí có thể khiến cho tình hình càng xấu hơn. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ thay vì sử dụng các kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng.

Trên đây là những chia sẻ về hiện tượng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả. Hi vòng với những thông tin trên sẽ giúp các bậc cha mẹ có được những kiến thức cần thiết để chăm sóc và điều trị cho trẻ khi bị dị tật này.

Bình luận