Cách giải quyết khi trẻ sơ sinh bị chướng bụng

Bị đầy hơi chứng bụng, trẻ sơ sinh sẽ hết sức khó chịu và quấy khóc. Vậy làm thế nào để giải quyết tinh trạng trẻ sơ sinh bị chướng bụng kịp thời ?

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng nhiều nhất là trong 3 tháng đầu đời của bé. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé vẫn đang từng bước trưởng thành. Tình trạng này cũng sẽ thường xuyên xảy ra khi bé ở giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi. Đó là giai đoạn hệ tiêu hóa đang làm quen với rất nhiều loại thức ăn khác nhau trong quá trình ăn dặm.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chướng bụng

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh là :

cach-giai-quyet-khi-tre-so-sinh-bi-chuong-bung-voh-1

Trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu hoặc sau khi ăn dặm rất dễ bị chướng bụng

1.1 Không tiêu hóa được các loại protein trong thực phẩm và sữa

Có thể hệ tiêu hóa của bé không xử lý được một số loại protein đến từ thức ăn của mẹ hoặc từ sữa. Khi bé bú mẹ hoặc bú bình mà thường xuyên bị chướng bụng có thể do cơ thể bé không tiêu hóa được lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.

1.2 Qua tải đường lactose từ sữa mẹ

Những trẻ sơ sinh thường xuyên bú mẹ quá no cũng có thể bị quá tải lactose, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Nguyên nhân là do lượng men lactose trong cơ thể bé không đủ để tiêu hóa đường lactose bé dung nạp vào.

Tình trạng này xảy ra do người mẹ không cân bằng được lượng sữa đầu và sữa sau khi cho bé bú. Nếu mẹ vộ vã đổi bên ngực cho con bú khi con chưa bú hết sữa ở một bên bầu ngực cũng làm cho con bú quá nhiều sữa đầu, lớp sữa này thường chứa nhiều đường lactose dễ gây chướng bụng cho bé.

1.3 Do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ

Trong thời gian bé bú mẹ, những gì mẹ ăn sẽ tác động trực tiếp đến bé. Khi mẹ ăn quá nhiều thực phẩm gây chứng bụng đầy hơi, bé cũng sẽ dễ bị chướng bụng.

Do đó, trong thời gian bú mẹ, mẹ cần tránh các loại thực phẩm gây đầy hơi sau đây:

  • Các loại đậu
  • Bắp cải Bruxen
  • Bắp cải
  • Súp lơ và súp lơ xanh
  • Yến mạch
  • Mận và mận khô
  • Đào
  • Cam, chanh

Thông thường, khi trẻ bị đầy hơi, đau bụng, mẹ nên kiểm tra lại bữa ăn gần nhất của mình. Nếu tình trạng xảy ra với cùng một loại thực phẩm vào những lần ăn sau đó thì mẹ nên hạn chế bớt số lượng. Không nên bỏ hoàn toàn những món ăn này vì chế độ dinh dưỡng của mẹ hoặc trong thực đơn ăn dặm của bé trong tương lai nếu thiếu sẽ khiến trẻ bị thiếu chất.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng

Để nhận biết trẻ sơ sinh bị chứng bụng, các mẹ có thể dựa vào những triệu chứng sau đây:

2.1 Ợ hơi

Ợ hơi là cách tự nhiên để loại bỏ không khí có trong dạ dày ra bên ngoài. Ợ hơi là một phản ứng có lợi nên được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu bé gặp khó khăn khi ợ hơi hoặc ợ hơi quá mức dẫn đến nôn trớ thức ăn có thể là dấu hiệu cho thất bé đang bị chướng bụng và đầy hơi ở mức nghiêm trọng.

2.2 Nôn trớ

Nôn trớ là triệu chứng phổ biến ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hầu hết trẻ sơ sinh thường nôn trớ kèm theo ợ hơi trong hoặc ngay sau khi bú.

Các thành phần trong sữa công thức cũng có thể là nguyên nhân gây nôn trớ, ăn quá nhiều và quá nhanh cũng tăng nguy cơ bị nôn trớ và đôi khi đây triệu chứng này báo hiệu các vấn đề liên quan đến đầy hơi chướng bụng.

2.3 Sưng chướng bụng

Khí tồn tại trong ruột và dạ dày sẽ cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan này khiến áp lực bên trong tăng cao và gây sưng chướng bụng. Điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khó chịu.

2.4 Xì hơi nhiều và liên tục

Trẻ sơ sinh bình thường mỗi ngày sẽ xì hơi khoảng 15 đến 20 lần. Nếu con số này tăng lên thì có thể bé bị chướng bụng.

2.5 Khó ngủ hoặc ngủ không yên giấc

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng sẽ cảm thấy khó chịu vì thế tất nhiên bé sẽ khó ngủ hơn bình thường hoặc ngủ không yên giấc.

Tuyệt chiêu ru ngủ cho trẻ của nữ y tá Việt được 16 triệu cha mẹ khắp thế giới cám ơn: Nhờ nữ y tá Lê Thị Ánh mà hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới đã không còn vất vả khi ru con ngủ, dĩ nhiên là cũng không còn cảnh tượng phải bế con cả đêm.

3. Những cách đơn giản giúp bé thoát khỏi chứng chướng bụng đầy hơi

Thi thoảng con của bạn có thể bị đầy hơi chướng bụng và thường thì chúng sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu chướng bụng kéo dài trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Những cách dưới đây sẽ giúp con bạn cải thiện được tình trạng này:

3.1 Cho bé ợ thường xuyên

Dù bú mẹ hay bú bình, bé cũng đều nuốt phải không khí thừa. Khi đó, bạn chỉ cần cho bé ợ thường xuyên trong ngày là có thể đẩy khí thừa ra ngoài.

Có nhiều tư thế khác nhau để cho bé ợ hơi, chẳng hạn như:

  • Cho bé ngồi tựa bụng vào cánh tay mẹ.
  • Bế bé đứng lên và để đầu bé tựa vào vai mẹ.
  • Để bé nằm sấp trên đùi mẹ.
  • Có thể cho bé ợ hơi khi chuyển từ bên bầu ngực này sang bầu ngực kia hoặc khi đã bú được nửa bình sữa để đẩy hơi thừa trong bụng bé ra ngoài trước khi tiếp tục bú.

3.2 Động tác đạp xe và massage bụng cho bé

cach-giai-quyet-khi-tre-so-sinh-bi-chuong-bung-voh-2

Massage bụng để giúp trẻ đẩy khí dư ra ngoài

Để giải phóng bớt hơi thừa, mẹ có thể cầm hai chân bé, di chuyển nhẹ nhàng như động tác đạp xe đạp. Ngoài ra, massage bụng cũng giúp kích thích ruột đào thải hơi thừa, giúp bé thấy dễ chịu hơn.

3.3 Bổ sung men tiêu hóa hoặc thuốc chống đầy hơi

Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn cho con một loại men tiêu hóa thích hợp hoặc phương thuốc chống đầy hơi hiệu quả trong trường hợp trẻ bị chướng bụng.

Lưu ý: Việc bổ sung thêm men hoặc thuốc giảm đầy hơi có thể sẽ không phát huy tác dụng nếu bé bị quá tải lactose.

3.4 Thay đổi dụng cụ cho bú

Nếu nhận thấy con thường xuyên bị chướng bụng, mẹ nên xem lại bình bú mà mình đã chọn. Sản phẩm đó có hỗ trợ bé giảm lượng hơi thừa khi mút sữa vào hay không. Nếu không thì hãy tìm một sản phẩm khác thích hợp hơn cho bé.

3.5 Chú ý tư thế bé của bé

Việc cho con ngậm ti mẹ đúng cách sẽ giúp bé bú nhiều sữa hơn đồng thời giảm hơi thừa. Nếu mẹ cho con bú bình, hãy đảm bảo khi bú, phần đầu của bé cao hơn phần thân.

3.6 Cho bé uống nước

Đối với các bé trên 6 tháng tuổi, mẹ hãy thử kiểm tra lịa lượng nước con uống mỗi ngày. Uống thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân làm bé bị chướng bụng. Do đó, mẹ cần bổ sung đầu đủ lượng nước cần thiết cho bé.

Nếu tất cả các phương pháp trên đều không giúp cải thiện vấn đề chướng bụng ở bé thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám. Tùy vào tình trạng thực tế, các bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc hỗ trợ để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị chướng bụng một cách hiệu quả hơn.

Bình luận