Đừng chủ quan về bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ khi thấy con mình nổi chi chít những nốt mụn và có mủ đều dùng mọi cách để ‘đánh đuổi’ chúng đi. Nhưng các mẹ đừng vội vàng bởi bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh chữa sai cách sẽ gây hại da bé.

Theo thống kê của ngành Da liễu, số người mắc bệnh viêm da mủ đang ngày càng tăng cao, tình trạng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chiếm đến 90%. Nguyên nhân là làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và non nớt chỉ bằng 1/5 so với da của người trưởng thành.

1. Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là gì? 

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là một dạng viêm da rất phổ biến thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và có cả trẻ nhỏ. Bệnh phát triển mạnh nhất vào mùa hè, khi cơ thể bé tiết ra nhiều mô hôi, tạo điều điều trị thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.

2. Nguyên nhân viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ sẽ nổi từng đám trên da, hay tái phát gây ra những tổn thương cho làn da của bé. Qua nhiều nghiên cứu từ giới y khoa thì tình trạng viêm da có mủ ở trẻ sơ sinh được xác định hình thành từ các nguyên nhân sau đây:

  • Da của bé sơ sinh rất mỏng, non nớt dễ bị tổn thương và là đối tượng để các loại vi khuẩn xâm nhập.
  • Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu.
  • Mẹ tắm cho bé không đúng cách.
  • Trẻ hay phải đóng tã (bỉm) hàng ngày khiến vùng da bị ẩm ướt bí bách, tạo điều trị cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Quần áo trẻ mặc thô cứng khiến cho vùng da trẻ bị kích thích.
  • Phòng ngủ của bé không thông thoáng, bí bức hoặc ngột ngạt.

tat-tan-tat-ve-benh-viem-da-mu-o-tre-so-sinh-cac-me-nen-doc-qua-VOH

Hơn 90% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp phải tình trạng viêm da mủ (Nguồn: Internet)

3. Triệu chứng viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 nhóm bệnh chính là: viêm da mủ do liên cầu và viêm da mủ do tụ cầu. Ở mỗi dạng bệnh sẽ có những triệu chứng nhận biết khác nhau:

3.1 Bệnh viêm da mủ do liên cầu

Đối với trẻ sơ sinh vị viêm da mủ do liên cầu sẽ có những triệu chứng sau đây:

  • Chốc (mụn mủ): Đầu tiên trên da xuất hiện các bọng nước, sau đó nhanh chóng biến thành bọng mủ và mủ đục từ dưới chân bọng nước lên, thường xuất hiện quanh miệng. Khi mụn mủ vỡ ra sẽ đóng thành vảy và tiết dịch vàng. Sau khi cạy ra sẽ thấy có màu đỏ và ướt. Nếu chốc xuất hiện trên da đầu sẽ khiến cho da đầu và tóc luôn bị dính bết dễ gây nhiễm khuẩn và lan rộng.
  • Hăm kẽ: Ở những vùng da có nếp gấp ở da như kẽ cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn của trẻ rất dễ bị hăm do thường hay ẩm ướt. Tại vùng da viêm thường xuất hiện các đám đỏ, trượt, tiết dịch, viền da mỏng và gây đau rát khiến bé khó chịu và hay quấy khóc.

3.2 Bệnh viêm da mủ do tụ cầu

Vói bệnh viêm da mủ do tụ cầu thường gây ra những tổn thương chính ở vùng nang lông gọi là viêm nang lông (viêm lỗ chân lông) với các thể bệnh và biểu hiện sau:

  • Viêm nang lông nôngNgay tại vị trí chân lông sẽ bị sưng đỏ và đau, sau đó chuyển thành các mụn mủ nhỏ. Khi mụn mủ khô sẽ để lại vảy trên da, những đám vảy này sẽ bong ra và không để lại sẹo. Viêm nang lông nông gây ngứa.
  • Viêm nang lông sâu: Lỗ chân lông viêm sẽ bị sưng tấy, xung quanh có mụn mủ. Các mụn mủ có thể rải rác hoặc thành từng đám màu đỏ,  nổi lên trên bề mặt và cứng, khi nặn có mủ chảy ra. Viêm nang lông sâu cũng gây ngứa và dễ bị viêm nhiễm.
  • Nhọt: Những nốt mụn nhọt, bên trong có mủ sưng đau và có độc tính cao. Khi mụn bị vỡ mủ có nhiều ngòi như tổ ong rất đau. Nhọt có thể kéo dài dai dẳng gây đau nhức, khiến cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Nhiều trường hợp từ mụn nhọt có thể biến chứng thành nhiễm khuẩn huyết và tử vong.
group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

4. Cách xử lý khi viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị viêm da mủ thường sẽ rất đau, rát và bé muốn gãi, vì vậy các mẹ cần phải chú ý đến vấn đề chăm sóc trẻ cẩn thận để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm da mủ, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có được sự tư vấn điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh tốt nhất. Ngoài việc áp dụng các cách chữa viêm da mủ ở trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ có thể làm những việc sau để giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn:

4.1 Tắm và làm ẩm da bé khoa học

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc tắm rửa sạch sẽ là yếu tố quan trọng để điều trị chứng viêm da ở trẻ sơ sinh đạt hiệu quả cao.

tat-tan-tat-ve-benh-viem-da-mu-o-tre-so-sinh-cac-me-nen-doc-qua-1-VOH

Sau khi tắm mẹ cần dùng khăn mềm lau nhẹ người bé (Nguồn: Internet)

Khi tắm cho bé các mẹ cần lưu ý, nước tắm cho bé không nên ấm quá bởi vì nước ấm sẽ làm khô da. Dùng khăn mềm lau nhẹ vào người bé sau khi tắm xong. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm cho bé để làm ẩm làn da. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm mềm da và khôi phục lại lớp bảo vệ của da, đồng thời giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.

4.2 Lựa chọn xà phòng tắm phù hợp

Xà phòng dùng cho bé các mẹ nên chọn xà phòng dịu nhẹ, không có mùi thơm và chuyên dụng cho da nhạy cảm. Không chỉ vậy, tất cả quần áo, khăn tắm, chăn chiếu của bé cũng chỉ giặt bằng những loại chất tẩy rửa nhẹ, không mùi và không dùng nước xả vải.

4.3 Để da bé luôn thông thoáng

Hãy để da bé được thông thoáng bằng cách mặc cho bé những bộ quần áo được làm từ các loại vải tự nhiên, mềm mại. Tránh để bé mặc các loại len hay chất liệu vải thô cứng có thể gây xước da và kích ứng da nhạy cảm.

4.4 Tránh gãi

Để xoa dịu những cơn ngứa ập đến bé có thể sẽ dùng tay xoa vào những vùng da bị viêm. Tuy nhiên việc gãi và chà xát da sẽ rất dễ dấn đến tình trạng viêm nhiễm nặng nề. Chính vì thế, để giảm bớt tình trạng này mẹ nên dùng những loại ga đệm mềm mại trong nôi của bé. Cắt móng tay của bé sạch sẽ và đeo găng tay cho bé.

Trường hợp, bé quấy khóc vì ngứa mẹ có thể đưa bé đến gặp bac sĩ để được thăm khám.

4.5 Tránh thức ăn gây dị ứng

Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm da diễn ra nặng hơn như: sữa bò, trứng, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, cá… Mẹ cần loại bỏ các loại thức ăn này khỏi thực đơn của bé.

4.6 Không tùy tiện bôi thuốc

tat-tan-tat-ve-benh-viem-da-mu-o-tre-so-sinh-cac-me-nen-doc-qua-2-VOH

Bôi thuốc viêm da mủ ở trẻ sơ sinh cần theo chỉ định của bac sĩ (Nguồn: Internet)

Làn da của trẻ sơ sinh rất mong manh và nhạy cảm, do đó các mẹ không được tự ý bôi các loại thuốc kháng viêm cho bé khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám, có thể phát hiện đúng bệnh và sử dụng đúng thuốc.

4.7 Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ?

Với những trường hợp đã được bác sĩ chẩn đoán và cho điều trị, chăm sóc tại nhà nhưng nếu bệnh của bé không có tiến triển tốt hơn trong vòng một tuần kể từ khi điều trị thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để khám lại.

Ngoài ra, mẹ nên đưa bé đi kiểm ra nếu thấy da bé xuát hiện mụn mủ, đóm vảy nâu vàng hoặc nâu nhạt, vì đó có thể là dấu hiệu bé đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Hoặc thấy bộ phận sinh dục của bé có mụn rộp hoặc vết loét thì mẹ cũng cần đưa con đi khám ngay.

5. Phòng bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng cách nào ?

Để phòng bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc bé yêu hàng ngày. Cụ thể như:

Tránh mặc cho bé những tã lót, quần áo có chất liệu vải dày, cứng hoặc không thấm mồ hôi.

Các mẹ nên tắm rửa hàng ngày cho bé vào mùa hè và chỉ nên lau người, thay tã, quần áo cho trẻ nhiều lần khi vào mùa đông.

Với những bé đang trong giai đoạn ăn giặm thì không nên dùng thực phẩm có tính nóng, dễ kích ứng và dễ nổi mụn nhọt.

Những bé đang bị viêm da mủ thì chỉ bôi thuốc và dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm da mủ ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng chủ quan cũng như không được tự ý chữa trị bé vì có thể gây ra những tác động tiêu cực đến làn da cũng như sức khỏe bé về sau.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận