Không chấp hành tín hiệu của CSGT bị xử lý thế nào?

(VOH) - An toàn giao thông luôn là một trong các tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá về sự phát triển và văn minh của một xã hội.

Hiện nay, lượng xe đạp điện - xe máy điện với những tính năng và tiện ích mang lại như không cần bằng lái, không mất thời gian, tiết kiệm điện, an toàn, thân thiện và bảo vệ môi trường đã khiến số lượng người sử dụng xe đạp điện tăng nhanh đột biến. Tuy nhiên, với sự tăng nhanh về số lượng đi kèm với phát sinh những vấn đề nổi cộm, gây nguy hại cho người sử dụng xe đạp điện.

Người điều khiển xe đạp điện không cần bằng lái xe, với thuận lợi này, đa số người sử dụng thường tập trung vào đối tượng học sinh. Cũng chính vì vậy mà các em chưa có nhiều kiến thức về an toàn giao thông, dễ dẫn đến các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự an toàn giao thông công cộng.

Cá biệt hơn  một số người còn ''độ'' chiếc xe của mình với tốc độ cao, đi không khác xe máy là mấy (nhiều xe có thể chạy với tốc độ 50km/h), hơn nữa đa số không chịu đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe, hành vi này không chỉ gây nguy hiểm cho chính người điều khiển mà còn làm liên lụy đến những người xung quanh.

Lực lượng cảnh sát giao thông ra quân xử lý xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông - Ảnh: PetroTimes.

Vậy cần có biện pháp tuyên truyền, xây dựng văn hóa giao thông với các đối tượng sử dụng xe đêp điện, xe máy điện.

Với các em học sinh, phải tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách đánh võng trên đường đi, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu khi chuyển hướng, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư... có như thế mới góp phần bảo đản an toàn cho chính bản thân người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện và góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn, lành mạnh.

Mất biên bản xử lý vi phạm giao thông thì phải làm sao?

Với trường hợp "Sau khi bị tạm giữ giấy tờ, người vi phạm giao thông làm mất biên bản xử lý thì phải làm sao ?" - Chương trình giao lưu trực tiếp "Trò chuyện cùng Bác tài" có phần giải đáp như sau: "Với trường hợp người vi phạm giao thông, khi đến hạn nhận lại giấy tờ bị tạm giữ, nhưng lại thất lạc biên bản xử lý vi phạm thì khi làm việc tại cơ quan chức năng, có thể trình bày về việc này kèm theo xuất trình giấy tờ tùy thân. Cơ quan chức năng sẽ cấp mẫu đơn để người vi phạm điền các thông tin cần thiết".

Không chấp hành tín hiệu của CSGT, bỏ chạy, bị xử lý thế nào?

Ngoài ra, với trường hợp người vi phạm Luật giao thông không chấp hành tín hiệu của CSGT mà bỏ chạy, CSGT có quyền truy đuổi và xử phạt với mức từ 800.000 đến 1.200.000 đồng (đối với xe ô tô) hoặc 400.000 đến 600.000 đồng (đối với xe 2 bánh) và tước quyền sử dụng Giấy pháp lái xe trong 30 ngày. Nếu người vi phạm trong lúc bỏ chạy gây tai nạn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Bình luận