10+ phim chiến tranh Việt Nam sống mãi với thời gian

VOH - Thời máu lửa hiểm nguy đã qua, nhưng những bộ phim chiến tranh Việt Nam vẫn luôn còn đó để nhắc nhở chúng ta về tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc.

Không thể phủ nhận rằng Việt Nam chúng ta là một đất nước tuy "nhỏ nhưng có võ". Dù trải qua bao nhiêu cuộc chiến, người Việt vẫn kiên cường, bất khuất và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất mà ông cha đã để lại. Giờ đây, bạn vẫn có thể cảm nhận về một thời kì lịch sử huy hoàng ấy thông qua những thước phim chiến tranh Việt Nam vô cùng sống động, được thực hiện dưới bàn tay của những người đạo diễn tài hoa. 

Phim chiến tranh Việt Nam trước năm 1975

Chung một dòng sông (1959)

Chung một dòng sông là bộ phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và cũng là bộ phim đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Phim do hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi cùng Phạm Hiếu Dân (Phạm Kỳ Nam) và Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất vào năm 1959. 

Nội dung phim Chung một dòng sông kể về bi kịch xé lòng của Hoài và Vận khi chuyện tình yêu bị chia cắt. Theo đó, Hiệp định Genève ra đời vào năm 1954 chọn sông Bến Hải làm giới tuyến phân cách hai miền Nam - Bắc của Việt Nam. Hoài và Vận vốn yêu nhau từ trước, đến sau năm 1954 thì cả hai quyết định làm lễ cưới. Nhưng trớ trêu thay, cả hai lại bị ngăn cách bởi dòng sông Bến Hải. Vì vậy nên khi thuyền của nhà trai sang bờ Nam đón dâu thì cảnh sát phía Nam không cho họ lên bờ, chuyện tình của đôi trẻ cũng vì đó mà trở nên lỡ làng.

Đề tài chia cắt vốn đã được xuất hiện nhiều trong văn học nghệ thuật ở cả hai miền Nam Bắc thông qua âm nhạc. Nhưng Chung một dòng sông chính là bộ phim chiến tranh Việt Nam đầu tiên đề cập đến vấn đề nóng bỏng này. Thông qua câu chuyện tình yêu của Hoài và Vận, bộ phim đã nhận được sự đồng cảm sâu sắc của người xem.

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh1

Nổi gió (1966)

Nổi gió là bộ phim chiến tranh Việt Nam được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Phim được sản xuất vào năm 1966 dưới bàn tay của đạo diễn Huy Tưởng, với sự góp mặt của diễn viên kịch Thế Anh (vai trung úy Phương) và diễn viên Thanh Loan (chị gái của Phương).

Bộ phim đề cập đến vấn đề thời sự trong giai đoạn Mỹ sang xâm lược Việt Nam, nhiều gia đình có con cái đứng về hai bên đối đầu với nhau. Trong phim, gia đình Phương cũng rơi vào trường hợp tương tự khi có chị là Vân theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn Phương là trung úy quân đội Ngụy quyền Sài Gòn. Sau nhiều năm xa cách, hai chị em cũng được gặp lại nhau. Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì mâu thuẫn nảy sinh giữa hai chị em. Khi biết Phương là trung úy Ngụy quyền Sài Gòn, Vân đã đuổi Phương đi. 

Sau đó, chị Vân và con trai bị bắt vào trại tập trung. Vì con trai bị địch giết nên chị Vân đã quyết định giả điên dại để dễ dàng hoạt động cách mạng trong tù. Sau khi ra tù, chị Vân đã dùng lý lẽ, hành động và tình cảm để thuyết phục em trai và nhiều lính trong quân đội Việt Nam Cộng hòa về với Mặt trận (về với chính nghĩa), với nhân dân bằng việc phá ấp chiến lược, giết cố vấn Mỹ. Kết thúc phim là phân cảnh trung úy Phương cúi xuống vốc nước lên rửa mặt trên dòng sông chan hòa ánh nắng, trong tiếng cổ vũ của nhân dân và nụ cười trìu mến của người chị. 

Nổi gió là bộ phim đầu tiên của Điện ảnh cách mạng Việt Nam nói về Chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam. Bộ phim cũng xuất sắc giành được Giải Bông sen vàng cho hạng mục Phim truyện nhựa tại Liên hoan phim Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1970.

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh2

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh3

Không nơi ẩn nấp (1971)

Không nơi ẩn nấp là bộ phim chiến tranh Việt Nam được thực hiện bởi đạo diễn Phạm Kỳ Nam và ra mắt lần đầu vào năm 1971. Phim thuộc thể loại tâm lý, trinh thám, hành động với sự tham gia của các diễn viên Thế Anh, Ngô Nam, Trịnh Thịnh, Kim Anh, Tự Huy,...

Nội dung phim kể về một nhóm gồm 3 tên biệt kích đổ bộ ra miền Bắc. Sau nhiệm vụ đầu tiên thất bại, Sơn đã bị hai đồng bọn thủ tiêu trong rừng để tránh để lộ thân phận. Hai tên còn lại đã giả làm bộ đội về quê nghỉ phép. Tại đây, chúng được 1 anh bộ đội tin tưởng nhờ mang hộ thư và quà cho bạn gái anh là Mai. Sau khi tìm đến địa chỉ được ghi trên thư, hai tên biệt kích được bố và chị gái của Mai tiếp đón niềm nở và mời nghỉ lại. Chúng tỏ ra rất hòa đồng với quần chúng, giúp đỡ nhân dân, tên Luyến còn tỏ tình với chị gái của Mai là The vì nghĩ rằng "không có chỗ nào nấp kín đáo bằng trái tim phụ nữ”.

Thế nhưng bản chất gian xảo của chúng không sớm thì muộn cũng bị lộ ra. Cô The đã kịp thời vạch mặt Luyến và công an xã cũng tiến hành bắt Luyến. Tên Bội trốn thoát vào rừng và bắt một em bé chở đò đưa y ra biển. Song em bé đã nhanh trí báo cho công an biên phòng hải phận bắt Bội. 

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh4

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972)

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm là bộ phim chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Nguyễn Hải Ninh ra đời năm 1972. Đây là một bộ phim tiêu biểu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, tái hiện lại những chia ly, ảnh hưởng mà người dân ở 2 bên bờ sông Bến Hải phải gánh chịu sau Hiệp định Genève năm 1954.

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh5

Kịch bản phim được Hải Ninh và Hoàng Tích Chỉ viết trong 5 năm dựa trên câu chuyện về một người phụ nữ mà mình gặp được ở Cửa Tùng. Cụ thể, chồng của chị Dịu phải tham gia tập kết ra Bắc, còn chị thì ở lại bờ nam của sông Bến Hải. Vì bí thư chi bộ Thuận bị phe Việt Nam Cộng hòa giết chết nên chị Dịu đã được đề cử lên thay chức vụ đó. Từ đây, chị nhiều lần bị Trần Sùng đưa vào tù. Dù đối mặt với nhiều hiểm nguy nhưng chị Dịu vẫn kiên cường bất khuất, chấp nhận hy sinh mọi hạnh phúc cá nhân để góp sức vào thành công trong cuộc chiến giải phóng dân tộc.

Với nội dung phản ánh chân thực cuộc đấu tranh đầy kiên cường của dân tộc, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm dù đã trải qua rất nhiều năm nhưng vẫn giữ được sức sống lâu bền trong lòng khán giả. Ngoài ra, phim còn xuất sắc giành được giải của Hội đồng hòa bình Thế giới và Giải nữ diễn viên xuất sắc cho Trà Giang tại tại Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1973. 

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh6

Em bé Hà Nội (1972)

Sau Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, bộ đội Hải Ninh và Hoàng Tích Chỉ tiếp tục hợp tác cùng nhau trong bộ phim Em bé Hà Nội, ra mắt năm 1972. Để chọn được người có thể đóng nhân vật em bé Hà Nội trong phim, đạo diễn Hải Ninh đã tìm đến tận nhà Lan Hương, cô bé mà mình đã gặp cách đó 6, 7 năm để xin phép cho cô được đi đóng phim. Dù chỉ mới 10 tuổi và cũng là vai diễn đầu tiên, thế nhưng Lan Hương đã thật sự để lại dấu ấn trong lòng người xem với vẻ ngoài xinh xắn cùng nét diễn xuất có hồn. 

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh7

Nội dung phim Em bé Hà Nội kể về Ngọc Hà, một cô bé 12 tuổi phải tìm kiếm bố mẹ và đứa em gái bị mất tích trong sự hoang tàn của thành phố sau đợt dội bom B52 của Mỹ năm 1972. Trước sự giúp đỡ của những người lính tốt bụng, Ngọc Hà đã tìm được cô em gái thất lạc của mình.

Bộ phim sau đó đã nhận được giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1975, Giải đặc biệt của Ban giám khảo Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1975 và Giải thưởng của Mặt trận giải phóng Palestine tại Liên hoan phim Quốc tế Syria.

Xem thêm: Top 7 phim chiến tranh hay nhất mọi thời đại khiến bạn ám ảnh khôn nguôi

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh8

Phim chiến tranh Việt Nam từ năm 1976-2000

Cánh đồng hoang (1979)

Cách đồng hoang là cái tên tiêu biểu khi nhắc đến những bộ phim cách mạng Việt Nam. Phim được đảo diễn bởi Nguyễn Hồng Sến, với sự góp mặt của NSND Lâm Tới và nữ diễn viên Thúy An, ra mắt khán giả vào năm 1979. 

Bối cảnh phim xoay quanh cuộc sống thường ngày của vợ chồng Ba Đô và đứa con nhỏ trong căn chòi nhỏ giữa miền sông nước Đồng Tháp. Hai vợ chồng được phía Cách mạng Việt Nam giao nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Hằng ngày, họ vừa làm những công việc thường nhật như trồng lúa, bắt cá, nuôi con, vừa phải “né” những lần quần thảo của trực thăng Mỹ.

Tuy nhiên, trong một lần không may, Ba Đô đã bị trực thăng Mỹ bắn trúng. Để trả thù cho chồng, vợ Ba Đô đã kiên quyết đuổi theo và bắn cháy chiếc trực thăng. Bộ phim kết thúc với cảnh tấm ảnh chụp vợ con của người lính Mỹ bị bắt rơi ra từ ngực anh. Qua đó, đạo diễn Nguyễn Hồng Sến hy vọng người xem có thể hiểu rõ hơn về lính Mỹ, họ cũng là người bình thường, có vợ và con, nhưng do chiến tranh mà họ phải dứt bỏ gia đình để sang Việt Nam tham chiến. 

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh9

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh10

Với câu chuyện vô cùng gần gũi, bối cảnh cũng không quá cầu kỳ hay hoành tráng, Cánh đồng hoang ngay khi công chiếu đã nhận được sự đồng cảm sâu sắc từ khán giả khi tái hiện chân thực nỗi buồn mà chiến tranh để lại cho người dân. Tại Liên hoan phim Việt Nam 1980, Cánh Đồng Hoang đã nhận về hàng loạt giải thưởng như: Giải Bông sen Vàng, Giải biên kịch, Giải nam diễn viên, Giải quay phimGiải đặc biệt - Liên Đoàn báo chí Điện ảnh Quốc tế. Ngoài ra, phim còn nhận được Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva 1981.

Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười (1984)

Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười chính là bộ phim thứ 2 trong sự nghiệp đạo diễn của Đặng Nhật Minh, người chỉ làm những bộ phim do chính ông viết kịch bản, những đề tài làm ông rung động. Phim ra mắt vào năm 1984 và được bình chọn là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam. Năm 2008, kênh CNN của Mỹ đã vinh danh Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại. Trong danh sách này còn có những cái tên đình đám như Akira Kurosawa (Nhật Bản), Trương Nghệ Mưu, Giả Chương Kha (Trung Quốc), Vương Gia Vệ (Hong Kong), Bong Joon-ho (Hàn Quốc),...

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh11

Thuộc dòng phim chiến tranh Việt Nam nhưng Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười không tái hiện quá nhiều những cảnh chiến đấu hiểm nguy. Thay vào đó, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã tập trung vào miêu tả tâm lý của Duyên, người phụ nữ có chồng hy sinh trên chiến trường. Qua đó, người xem có thể cảm nhận rõ hơn về nỗi đau của hàng trăm nghìn người phụ nữ hóa “hòn vọng phu” trong thời chiến, cùng với đó là những mất mát đau thương của biết bao gia đình có con hy sinh. 

Cụ thể, phim mở màn với hình ảnh Duyên thất thần trở về nhà sau khi nhận được giấy báo tử của chồng. Thậm chí, trên chiếc thuyền, chị đã bị ngất và rơi xuống sông và được thầy giáo Khang nhảy xuống cứu. Vì không muốn bố chồng và đứa con nhỏ phải nghe được tin tức đau lòng này, Duyên đã phải chôn chặt nỗi đau vào trong, nhờ thầy Khang thay chồng viết một bức thư về cho gia đình. 

Vì không muốn Duyên phải chịu đựng nỗi đau một mình, Khang đã viết thư khuyên chị hãy nói sự thật với gia đình chồng. Tuy nhiên, bức thư này không đến tay Duyên mà lại rơi vào tay của người chị dâu, từ đó những lời dị nghị về mối quan hệ bất chính giữa Duyên và Khang cũng bắt đầu xuất hiện. Dù chịu nhiều điều tiếng nhưng Duyên vẫn âm thầm chịu đựng, quyết không nói ra khiến gia đình phải đau lòng. Cho đến khi người cha chồng cảm thấy mình không thể sống lâu hơn được nữa nên đã bảo Duyên gọi điện cho con trai về để gặp lần cuối. Đến lúc này, Duyên mới quyết định nói ra tin chồng đã mất vì không thể giấu được nữa…

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh12

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh13

Trong phim, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã sử dụng rất nhiều thủ pháp điện ảnh như hồi ức, lồng ghép chuyện trong chuyện,... để mang đến hiệu ứng cảm xúc cao nhất cho người xem. đặc biệt, phân cảnh Duyên gặp lại chồng tại Phiên chợ Âm Dương giữa khung cảnh khói sương bảng lảng cùng những vong hồn đông đúc được xem là một trong những cảnh tâm linh đặc sắc nhất trong điện ảnh Việt Nam đến nay.

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh14

Với sự thành công về mặt nội dung, hình ảnh lẫn cảm xúc, Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười đã xuất sắc giành được hàng loạt giải thưởng như: Giải Bông sen vàng; Nữ diễn viên chính xuất sắc (Lê Vân), Nam diễn viên chính xuất sắc (Hữu Mười) tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 năm 1985; Giải đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 1989; Bằng khen của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình, tại Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1985 và Giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế Hawaii năm 1985.

Phim chiến tranh Việt Nam sau năm 2000 

Áo Lụa Hà Đông (2006)

Áo Lụa Hà Đông là bộ phim chiến tranh Việt Nam được đạo diễn Lưu Huỳnh thực hiện theo thể loại tâm lý - tình cảm, công chiếu vào năm 2006. Cho đến nay, Áo lụa Hà Đông vẫn được xem là một trong những bộ phim Việt Nam có sức ảnh hưởng lớn cùng sức sống bền bỉ qua thời gian.

Bộ phim lấy bối cảnh năm 1954, khi cuộc chiến tranh chống Pháp đang dần kết thúc, đôi vợ chồng Dần (Trương Ngọc Ánh) và Gù (Quốc Khánh) cũng theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam, với hy vọng có thể tìm thấy một tương lai tươi sáng hơn. Tuy nhiên, khi đến Hội An thì Dần trở dạ và hạ sinh đứa con gái đầu lòng nên cả hai quyết định dừng chân và gắn bó với mảnh đất này. 

Đến khi Dần hạ sinh đứa con thứ 4, cuộc sống của cả gia đình vẫn chìm trong đói khổ. Lúc này, hai đứa con gái lớn là Hội An và Ngô lại có nguy cơ phải nghỉ học vì bố mẹ không có đủ tiền may áo dài cho con. Vì quá thương con, Dần đã vứt hết đi mọi danh dự hay chuẩn mực đạo đức để làm vú nuôi cho một ông già người Hoa ốm yếu. Với Dần lúc này, dù có hy sinh tất cả thì cô cũng chấp nhận vì các con của mình. 

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh15

Không lâu sau thì Gù phát hiện và chửi mắng vợ không tiếc lời. Hết cách, Dần đành mang chiếc áo dài đính hôn của hai vợ chồng nhờ người cắt lại cho vừa người con gái, rồi miệt mài khâu nên thành chiếc áo mơ ước của hai chị em Hội An và Ngô. Mỗi ngày, sau khi tan trường vào buổi trưa, Hội An sẽ vội vã chạy về nhà để đổi áo cho em. Sau đó, Ngô lại tất tả chạy đến trường để cho kịp giờ học.

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng gia đình Dần và Gù vẫn bình dị sống qua ngày trong tiếng cười và tình yêu thương. Tưởng rằng cuộc sống bình lặng này sẽ kéo dài được lâu, thế nhưng một hôm, trường học bất ngờ bị dội bom, cướp đi sinh mệnh và nụ cười hồn nhiên của An, con gái lớn của Dần. Hình ảnh Dần chạy như điên đến trường, lật tung tất cả mọi thứ lên để tìm con gái và gào khóc thảm thiết khi nhìn thấy con mình đang nằm đó, cùng những đứa trẻ tội nghiệp và qua lối diễn xuất thần của Trương Ngọc Ánh đã lấy đi của khán giả rất nhiều nước mắt. 

Video Dần đau xót trước sự ra đi của con gái:

Ngay từ tiêu đề, đạo diễn Lưu Huỳnh đã cho người xem thấy được hình ảnh biểu tượng cho bộ phim chính là chiếc áo dài trắng được may bằng lụa Hà Đông. Đây cũng chính là thứ tài sản mà hai vợ chồng Dần và Gù vô cùng trân trọng và luôn mang theo bên mình trong suốt hành trình di cư. Chiếc áo dài trắng này được người mẹ vô danh của Gù để lại, sau đó dùng làm quà cưới Dần và trở thành tấm áo đi học của các con. Thậm chí, trong một lần sơ tán, vì cố gắng tìm kiếm và bảo vệ chiếc áo lụa Hà Đông của vợ, của con gái, anh Gù đã chết trong ngọn lửa của chiến tranh tàn ác.

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh18

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh19

Bộ phim đã đoạt 5 giải tại Cánh Diều Vàng 2006 ở các hạng mục “Phim truyện nhựa xuất sắc”, “Quay phim xuất sắc”, “Âm thanh xuất sắc”, “Đạo diễn xuất sắc” và “Nam diễn viên chính xuất sắc”. Ngoài ra, phim còn nhận được Giải bình chọn của khán giả tại Liên hoan phim Quốc tế Busan 2006 và là đại diện của điện ảnh Việt Nam tham dự đề cử giải Oscar cho “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” lần thứ 80 năm 2007.

Đừng đốt (2009)

Sau Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười ghi được thành công vang dội, Đặng Nhật Minh tiếp tục cho ra mắt bộ phim Đừng Đốt vào năm 2009. Bộ phim thuộc dòng chính kịch lịch sử, do chính anh đạo diễn và viết kịch bản. Nội dung phim được xây dựng dựa trên quyển nhật ký của nữ bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

Những trang nhật ký tràn đầy khát vọng, tha thiết với cuộc sống và không hề sợ hãi trước những gian truân của cô gái trẻ Đặng Thùy Trâm đã được thể hiện rõ nét qua lối diễn của Minh Hương, một nữ biên tập viên truyền hình. Dù không tránh khỏi những băn khoăn, trăn trở trước tình yêu và cuộc sống, nhưng nữ bác sĩ 27 tuổi Đặng Thùy Trâm vẫn luôn nuôi một ý chí mãnh liệt, một tâm hồn dũng cảm, kiên cường và sẵn sàng chiến đấu. 

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh20

Vì là phim được làm dựa trên một câu chuyện có thật nên Đừng Đốt cũng không tránh khỏi việc bị so sánh với nội dung trong quyển nhật ký. Theo đó, mẹ của nữ bác sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm cũng bày tỏ nuối tiếc về một vài chi tiết chưa thể hiện đúng theo như tưởng tượng của người thân, chưa giống với Đặng Thùy Trâm trong thực tế. Tuy nhiên, bà cũng đánh giá cao bộ phim vì đã thể hiện đúng tinh thần của con gái mình trong Nhật Ký, đồng thời giúp người xem có thể hiểu rõ hơn về thế giới riêng của những người trí thức trẻ đầy nhạy cảm giữa thời chiến.

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh21

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh22

Tại Liên hoan phim ngắn Việt Nam 2009, Đừng Đốt đã giành được nhiều giải thưởng như: Phim nhựa xuất sắc, Nữ diễn viên chính xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc, Họa sĩ xuất sắc, Âm thanh xuất sắc và Giải phim do khán giả bình chọn. Ngoài ra, tại Liên hoan phim Việt Nam 2009, Đừng Đốt cũng giành được giải Bông sen vàng cho hạng mục Phim xuất sắc.

Mùi cỏ cháy (2012)

Mùi Cỏ Cháy là bộ phim chiến tranh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý xã hội, được đạo diễn bởi Nguyễn Hữu Mười và ra mắt khán giả vào năm 2012. Kịch bản của phim được xây dựng dựa trên quyển nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. 

Phim lấy bối cảnh sự kiện Mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị. Tại đây, bốn sinh viên trường đại học Tổng hợp Hà Nội là: Hoàng, Thành, Thăng, Long theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ năm 1971. Sau khi được huấn luyện tốc hành, cả 4 đã tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Trong cuộc chiến, Thành, Thăng và Long đã hy sinh còn Hoàng thì may mắn sống sót trở về. Bộ phim được kể lại từ ký ức của Hoàng, khi ông thăm lại chiến trường xưa.

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh23

voh-nhung-bo-phim-chien-tranh-viet-nam-hay-voh.com.vn-anh24

Phim đã được trao 4 giải gồm: Phim điện ảnh xuất sắc, Âm nhạc xuất sắc (nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân), Biên kịch xuất sắc (Hoàng Nhuận Cầm) và Quay phim xuất sắc nhất (Nghệ sĩ ưu tú Phạm Thanh Hà) tại Lễ trao giải Cánh diều Vàng năm 2011. Ngoài ra, Mùi cỏ cháy còn nhận giải Bông sen Bạc cho mục Phim xuất sắc và Bông sen Vàng cho mục Biên kịch xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam 2011

Để chúng ta có thể sống trong hòa bình, hạnh phúc như ngày hôm nay, rất nhiều thế hệ cha anh đã hy sinh bảo vệ tổ quốc. Dù rằng những thước phim chiến tranh Việt Nam này vẫn chưa thể diễn ra hết những đau thương, mất mát mà nhân dân ta đã trải qua, nhưng phần nào cũng có thể giúp bạn thêm yêu và tự hào hơn về một thời máu lửa, kiên cường của dân tộc. 

Xem thêm:

Bình luận