Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử

(VOH) – Những chủ đề xoay quanh Tinh Hán Xán Lạn liên tục được tìm kiếm và thảo luận sôi nổi. Thì ra một số nhân vật trong phim được thiết lập dựa trên nguyên mẫu lịch sử.

Phim cổ trang Tinh Hán Xán Lạn·Nguyệt Thăng Thương Hải do Ngô LỗiTriệu Lộ Tư đóng chính trở thành chủ đề thảo luận không ngừng trong cộng đồng mê phim. Thậm chí, các nhân vật phụ cũng được quan tâm không kém như Văn đế, Việt phi, Tuyên hậu,...

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 1
 

Là tác phẩm cổ trang đầu tay của đạo diễn tài năng Phí Chấn Tường, được chuyển thể từ tiểu thuyết "Tinh Hán xán lạn, may mắn quá thay" do Quan Tâm Tắc Loạn chấp bút. Tuy tác phẩm lấy bối cảnh hư cấu, nhưng rõ ràng đã có sử dụng tư liệu tham khảo từ triều đại Đông Hán Trung Quốc. Chính vì thế, một số nhân vật trong phim cũng được thiết lập dựa trên nguyên mẫu trong lịch sử.

Vậy những nhân vật này là ai, chúng ta hãy cùng nhau khám phá ngay sau đây nhé!

Sơ lược về nhà Đông Hán

Đông Hán (Năm 25-220), là một đại vương triều Trung Nguyên thống nhất kế tiếp Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc, gồm có 14 vị hoàng đế truyền qua 8 thế hệ, trị vì 195 năm, cùng Tây Hán xưng là Lưỡng Hán.

Vào cuối triều đại mới, cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, Lưu Tú gia tộc Tây Hán nhân cơ hội cũng phất cờ đấu tranh. Năm 25 CN, Lưu Tú xưng đế, sau đó đống đô ở Lạc Dương, tiếp tục dùng quốc hiệu "Hán", sử sách ghi Đông Hán. Thời Đông Hán, quyền lực Tam công (Đại tư mã, Đại tư đồ, Đại tư không) suy yếu, quyền lực Thượng thư đài được nâng cao.

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 2
 

Thời gian tại vị của Hán Minh đế và Hán Chương đế đã đưa vương triều Đông Hán bước vào giai đoạn hoàng kim hưng thịnh, được gọi là "Minh Chương Chi Trị". Sau thời Hán Chương đế, thế lực họ hàng bắt đầu bành trướng. Khi Hán Hòa đế kế vị đã diệt trừ hậu hoạn từ thế lực họ hàng, giúp nhà Đông Hán đạt đến đỉnh cao hưng hịnh, sử ghi "Vĩnh Nguyên Chi Long".

Giữa thời kỳ Đông Hán, thái hậu chuyên quyền, họ hàng can dự triều chính, ấu quân phải mượn sức của hoạn quan mới có thể tự mình nhiếp chính, lịch sử ghi chép "cuộc chiến thích hoạn" (tranh giành quyền lực giữa hoạn quan và thế lực họ hàng). Đông Hán bước vào những ngày tháng lũng đoạn, thế lực hào cường bùng lên chiếm đoạt đất đai. Thời gian tại vị của Hán Hoàn đế và Hán Linh đế, đều là vua bất tài, chuyên chế, bán chức tước, nông dân sống dưới sự áp bức bốc lột tàn khốc.

Năm 184 CN, chiến loạn Khăn Vàng nổ ra, triều đình lệnh các châu tự mình xuất binh chinh phạt, cơ bản bình định được tình hình, nhưng dẫn đến hào cường tại các địa phương tự mình dụng binh. Những năm đầu Bình Nguyên (năm 190), Đổng Trác phò vua dời đô về Trường An, từ đây quyền lực triều đình suy thoái, mở ra thời cuộc hỗn loạn cuối những năm Đông Hán. Sau khi Đổng Trác bị giết vào năm 196, Tào Tháo phò tá hoàng đế dời đô đến Hứa Xương. Năm 220 CN, Tào Phi lật đổ triều Hán, Đông Hán sụp đổ, bước vào thời kỳ Tam quốc. 

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 3
Địa động nghi và hỗn thiên nghi thời Đông Hán

Trong thời Đông Hán, các phương diện văn hóa, khoa học, quân sự, Phật giáo đều phát triển đột phá và đạt nhiều thành tựu nổi bật. Về văn hóa, Trịnh Huyền là người kế thừa đầu tiên của Kinh thị dịch học đã đưa Kinh học đến đỉnh cao và sáng tạo nên "Trịnh học". Về khoa học, Thái Luân đã cải tiến kỹ thuật chế tạo giấy, Trương Hành phát minh ra địa động nghi (máy đo địa chấn) và hỗn thiên nghi (thiết bị thiên văn), kinh tự chữ Hán đầu tiên được du nhập và truyền bá tại Trung Quốc...

Xem thêm: Tinh Hán Xán Lạn, Ngô Lỗi và Triệu Lộ Tư 'yêu nhau' vừa bi vừa hài, hệ thống nhân vật khủng liệu có giúp phim làm nên chuyện?

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật có nguyên mẫu trong lịch sử Đông Hán

Văn đế  – Lưu Tú, Hán Quang Vũ đế

Hán Quang Vũ đế Lưu Tú (15/1/5 TCN - 29/3/57 CN), tự Văn Thúc. Trong lịch sử, đây là vị hoàng đế có tiếng là bậc minh quân, nhà chính trị kiệt xuất, nhà quân sự tài ba và là một người có học vấn rất cao. Hán Quang Vũ đế am hiểu đánh trận, rất biết dùng người. Thậm chí, ông còn là một hoàng đế trọng tình trọng nghĩa, thủy chung hiếm có, cả một đời người trái tim ông chỉ dành trọn cho Âm Lệ Hoa, trở thành giai thoại nghìn năm khó tìm.

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 4
Văn đế (Bảo Kiếm Phong đóng)

Chẳng khó để nhận ra, qua hình tượng Văn đế trong Tinh Hán Xán Lạn với tình yêu chỉ dành trọn cho Việt Hằng, đối với hoàng hậu Tuyên Thần Am chỉ là trọn vẹn chữ nghĩa. Những phân cảnh chung của ba người, Văn đế thường xuyên hướng ánh nhìn đến Việt phi thay vì hoàng hậu, khi muốn chia sẻ cảm xúc đều tự nhiên đối mặt với Việt phi. Cũng chỉ có Việt phi mới hiểu rõ Văn đế và đủ khả năng xông thẳng vào điện để tìm Văn đế, gợi ý việc triều chính cho ông (hướng giải quyết đúng đắn đối với việc Trình Thủy thông đồng với địch).

Việt phi  – Âm Lệ Hoa, hoàng hậu thứ hai của Đông Hán 

Ngoài câu chuyện tình yêu đầy cuốn hút của Lăng Bất Nghi (Ngô Lỗi đóng) và Trình Thiếu Thương (Triệu Lộ Tư đóng) thì mối tình giữa Văn đế và Việt phi cũng gây chú ý và được ngưỡng mộ không kém. 

Nguyên mẫu lịch sử của Việt phi chính là Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa (Năm 5- 26/2/64), bà là người huyện Tân Dã, Nam Dương (nay là Tân Dã, Hà Nam). Như đã nhắc ở trên, bà chính là người vợ đầu tiên của Hán Quang Vũ đế Lưu Tú, vị hoàng hậu thứ hai, mẹ của Minh đế Lưu Trang. Bà là người mà Lưu Tú đã trao trọn trái tim và hết lòng yêu thương.

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 5
Việt phi (Tào Hi Văn đóng)

Thiết lập nhân vật của Việt phi trong phim hoàn toàn giống với Âm Lệ Hoa trong lịch sử. Trong sử sách ghi lại rằng Âm Lệ Hoa dung mạo hơn người tính cách hào sảng thẳng thắn, Lưu Tú sớm đã ngưỡng mộ nhan sắc của bà, cũng từng cảm thán rằng ‘Lấy vợ phải lấy người như Âm Lệ Hoa”. Âm Lệ Hoa là một hoàng hậu hiền đức, luôn bên cạnh phò tá cho Lưu Tú, hai người tình cảm sâu đậm, hơn nữa bà cũng chưa từng lợi dụng được sủng ái mà can thiệp vào chính trị.

Tuyên hoàng hậu  – Quách Thánh Thông, hoàng hậu đầu tiên của Đông Hán

Câu chuyện tình cảm tam giác của Văn đế – Việt phi – Tuyên hoàng hậu của Tinh Hán Xán Lạn mang đến nhiều cảm xúc khác nhau biệt cho người xem. Cuối cùng, người đáng thương nhất có lẽ vẫn là Tuyên hoàng hậu.

Tuyên hậu chỉ biết ngậm ngùi ngưỡng mộ tình cảm giữa Việt phi và Văn đế 

 

Trong lịch sử, nguyên mẫu của Tuyên hậu chính là vị hoàng hậu đầu tiên của Đông Hán – Quách Thánh Thông (Năm 6 CN - Năm 52), người thành Cảo (nay là thành phố Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc). Bà là con gái của Dương An Tư hầu Quách Xương, kết hôn với Lưu Tú cũng là liên hôn vì lợi ích chính trị. Dù sau này bị phế truất nhưng Hán Quang Vũ đế vẫn hết mực tôn trọng bà và hậu đãi gia tộc của phế hậu. 

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 6
Tuyên hoàng hậu (Đồng Lôi đóng)

Trong Tinh Hán Xán Lạn, kết cục của Tuyên hậu cũng giống như Quách Thánh Thông. Sau này khi nghĩ thông suốt, vì muốn bảo toàn tính mạng cho các con và cũng muốn “giải thoát” cho chính mình, Tuyên hậu đã tự xin Văn đế phế mình. Bởi vì nếu thái tử bị phế truất thì nhị hoàng tử sẽ là người thay thế, bà cũng biết rõ các con trai của bà không phù hợp để trở thành bậc quân vương. Chỉ có xin phế hậu và để Việt phi kế vị, tam hoàng tử mới có thể đường đường chính chính trở thành trữ quân và cũng là người phù hợp nhất để lên ngôi hoàng đế sau này.

Xem thêm: Tinh Hán Xán Lạn: Kết cục của các nhân vật ra sao? 5 năm bầu bạn không bằng 5 năm bị bỏ rơi!

Thái tử  – Lưu Cương, Đông Hải Cung vương

Trong lịch sử, Âm Lệ Hoa và Quách Thánh Thông đều sinh cho Lưu Tú 5 người con. Trong phim, các hoàng tử và công chúa cũng đều có những nguyên mẫu lịch sử. Chẳng hạn như thái tử do hoàng hậu sinh, trong lịch sử chính là Đông Hải Cung vương Lưu Cương (Năm 25-Năm 58). Thái tử Đông Hán khai quốc, con trai trưởng của Hán Quang Vũ đế Lưu Tú. Sau 2 năm khi Quách Thánh Thông bị phế hậu, Lưu Cương chủ động nhường lại vị trí thái tử để tránh một màn tranh giành mưa máu gió tanh, được phong làm Đông Hải vương. 

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 7
 

Trong phim, kết cục của thái tử cũng có phần tương đồng, sau khi nhường lại vị trí thái tử, y được phong thành Đông Hải vương, nửa đời còn lại sống cuộc sống an nhàn của một vương gia.

Tam hoàng tử – Hán Minh đế Lưu Trang, hoàng đế thứ hai của Đông Hán

Trong phim, tam hoàng tử là con trai của Việt phi, tâm tư mưu lược chẳng kém phụ hoàng, trong lòng luôn lo lắng đến bách tính thiên hạ, nguyên mẫu của nhân vật này chính là vị hoàng đế thứ hai của Đông Hán –Hán Minh đế Lưu Trang. Mẫu thân của Lưu Trang không ai khác chính là Âm Lệ Hoa, tương ứng trong phim cũng là Việt phi, cho nên bối cảnh thiết lập nhân vật này và lịch sử hoàn toàn giống nhau.

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 8
 

Hán Minh đế Lưu Trang trong lịch sử cũng là bậc minh quân hiếm có, thời niên thiếu ông vốn đã thông tuệ hơn người, sau khi kế vị trị quốc rất tài tình, không những gìn giữ được sự hưng thịnh từ phụ thân Hán Quang Vũ đế, mà còn mở rộng thêm vùng lãnh thổ, mở đường cho tôn giáo phát triển, hạn chế cường hào ác bá, giai đoạn trị vì của ông được xưng là “Minh Chương Chi Trị”.

Trong lịch sử, tính cách của Lưu Trang rất quyết liệt không giống như phụ thân Lưu Tú lấy nhu làm gốc và luôn ôn hòa. Nhưng Lưu Trang quả thật là một vị hoàng đế có công lao rất lớn. Vì thế Lưu Trang của sử sách và tam hoàng tử trong Tinh Hán hở chút là chọc ngoáy người khác thật sự rất giống nhau.

Ngũ công chúa  – Ly Ấp công chúa, con gái thứ năm của Lưu Tú

Có nguyên mẫu lịch sử nhưng không tương đồng hoàn toàn là ngũ công chúa, con gái của Tuyên hậu trong phim. Thật ra nguyên mẫu lịch sử của nhân vật này là công chúa Ly Ấp, con gái út của Lưu Tú. Nhưng Ly Ấp do Âm Lệ Hoa sinh, Âm Lệ Hoa tương ứng trong phim là Việt phi nên điểm này có sự khác biệt.

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 9
 

Tuy nhiên, tính cách và lối sống của ngũ công chúa trong phim khá hoàn nguyên với lịch sử. Sử sách ghi chép rằng, cô công chúa Ly Ấp này từ nhỏ đã được nuông chiều sinh kiêu, ngông cuồng và hống hách đến cực điểm. Công chúa Ly Ấp được gả cho cháu trai họ ngoại của Âm Lệ Hoa là Âm Phong, cũng chính là biểu ca của cô.

Sau khi thành thân bởi vì tính cách ngang bướng, cậy quyền thế của mình mà Ly Ấp và Âm Phong tranh cãi không dứt, cuối cùng vị công chúa được sủng ái từ nhỏ bị trượng phu đánh chết trong lúc hai người cãi vả, kết cục thật bi thảm. Trong phim, ngũ công chúa cũng bị gả cho người đàn ông bạo hành là tiểu Việt hầu.

Tam công chúa  – Dục Dương công chúa, con gái thứ tư của Lưu Tú

Mẫu thân của tam công chúa trong phim là Việt phi, nguyên mẫu lịch sử của Việt phi là Âm Lệ Hoa. Nếu như dựa trên thứ tự để tìm kiếm, nguyên mẫu tam công chúa chính là công chú Lưu Hồng Phu. Nhưng trong lịch sử, công chúa thứ ba do Quách Thánh Thông sinh, điều này rõ ràng sẽ không tương thích với thiết lập nhân vật trong phim.

Tam công chúa trong phim giống với tứ công chúa trong sử sách hơn, con gái thứ tư của Lưu Tú cũng là do Âm Lệ Hoa sinh ra, gả cho cháu của Quách Thánh Thông. Trong phim, tam công chúa cũng được sắp đặt gả cho cháu trai của Tuyên hậu.

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 10
 

Tam công chúa trong Tinh Hán là người xa hoa, tham lam vô độ. Lịch sử không đặc biệt ghi rõ điểm này, nhưng kết cục cũng rất thảm, phò mã Quách Hoàng bị liên lụy vì Đậu Hiến mưu phản, cả công chúa Dục Dương cũng bị xử tội chết. Trong phim, tam công chúa có lẽ không phải chết mà có thể an toàn rút khỏi tình hình chính trị bất ổn.

Nhị công chúa  – Niết Dương trưởng công chúa, con gái thứ hai của Lưu Tú

Nhị công chúa của Tinh Hán là con gái của Việt phi (nguyên mẫu lịch sử tương ứng là Âm Lệ Hoa). Nhị công chúa của Quang Vũ đế Lưu Tú tên là Lưu Trung Lễ (Năm 39), mẫu thân là Âm Lệ Hoa, cuộc sống và tính cách đều tương đồng với nhị công chúa trong phim. Nên có thể khẳng định nguyên mẫu của nhị công chúa chính là Niết Dương trưởng công chúa Lưu Trung Lễ.

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 11
 

Sự hiện diện của nhị công chúa rất mờ nhạt, nhưng trong nguyên tác, sự tồn tại của cô ấy là nút thắt quan trọng để tình tiết phát triển. Trong nguyên tác, khi tam công chúa gây khó dễ cho Thiếu Thương, nhị công chúa sẽ lập tức khuyên ngăn tam công chúa, tránh để tam công chúa phạm phải lỗi lớn, hơn nữa tình cảm với phò mã cũng vô cùng tốt đẹp.

Lịch sử ghi chép, trong năm người con gái của Lưu Tú, chỉ có phò mã Đậu Cố của Niết Dương công chúa là người lương thiện, các phò mã của 4 vị công chúa còn lại đều gây chuyện bị phán tội chết.

Xem thêm: Tinh Hán Xán Lạn: Giải mã bí mật thân thế của Lăng Bất Nghi, Lăng Ích tàn ác cỡ nào?

Lăng Bất Nghi – Sự kết hợp giữa Hoắc Khứ Bệnh và Vệ Bất Nghi

Tuy rằng không có căn cứ chính xác, nhưng đa phần netizen đều cảm thấy nguyên mẫu lịch sử của Lăng Bất Nghi (Ngô Lỗi đóng) chính là hợp thể của Hoắc Khứ Bệnh và Vệ Bất Nghi. Trong lịch sử, Hoắc Khứ Bệnh và cữu cữu Vệ Thanh được xưng là Đại Hán Song Bích, mà Vệ Bất Nghi là con trai thứ hai của Vệ Thanh. Nguồn gốc tên của Lăng Bất Nghi dường như xuất phát từ Vệ Bất Nghi, bối cảnh xuất thân nhân vật của một võ tướng anh dũng thiện chiến chính là sự kết hợp giữa Hoắc Khứ Bệnh và Vệ Thanh.

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 12
Trong Tinh Hán Xán Lạn, Lăng Bất Nghi thực chất là con trai của Hoắc Xung.

 

Hoắc Khứ Bệnh (140 TCN - 117 TCN) là một danh tướng truyền kỳ trong lịch sử, một anh hùng đương sức trẻ sôi trào,đầy tráng kiện thì đột ngột qua đời. Trong sử ký của Tư Mã Thông chỉ ghi lại chi tiết quá trình tang lễ của vị tướng quân trẻ nhưng lại không nêu rõ nguyên nhân cái chết, chỉ mơ hồ để một câu "chết vào năm Nguyên Thọ thứ sáu". Đây  cũng là nguyên nhân tại sao nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng đều lấy Hoắc Khứ Bệnh làm nguyên mẫu. 

Tinh Hán Xán Lạn: 9 nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu lịch sử 13
 

Tinh Hán Xán Lạn·Nguyệt Thăng Thương Hải là tựa phim cổ trang thần tượng đang chiếm tình cảm từ đông đảo khán giả không chỉ tại Trung Quốc. Cốt truyện hấp dẫn với nhiều tình tiết không cũ không mới, tưởng như rất cổ đại nhưng thực ra cũng đan xen những tinh thần đương đại và gần gũi với khán giả. Sau một thời gian chán ngán với những bộ phim cổ trang "không não", dường như phim cổ trang Trung Quốc đang dần lấy lại phong độ và tình cảm của khán giả với những tác phẩm chất lượng, trước đó là Mộng Hoa Lục và giờ đến lượt Tinh Hán Xán Lạn

Đến với VOH giải trí mỗi ngày để cập nhật liên tục những thông tin phim ảnh hấp dẫn nhất tại chuyên mục phim.

Ảnh, Video: Weibo

Bình luận