Chờ...

Mood là gì? Vì sao người trẻ dễ tụt mood? Cách bật mood

(VOH) - Mood là gì mà quan trọng trong đời sống tinh thần của giới trẻ như thế? Và liệu bạn có biết vì sao cứ tụt mood là năng suất làm việc cũng lao dốc hay không?

Mood là một từ tiếng anh được nói chiêm trong các cuộc hội thoại thân mật của giới trẻ những năm gần đây. Tuy nhiên, không chỉ xuất hiện trong những câu chuyện vui, mood còn là một yếu tố quyết định trong đời sống tin thần của con người thời đại 4.0. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của mood quan nhiều phương diện.

1. Mood là gì?

“Mood” dịch theo từ điển Anh - Việt là “tâm trạng” - là một trạng thái của cảm xúc. Tuy nhiên mood không cụ thể bằng cảm xúc mà chỉ thể hiện đơn giản là ở hai phương diện là good mood (tâm trạng tốt) và bad mood (tâm trạng xấu).

Mood là gì? Biểu hiện của tụt Mood 1
Mood là gì?

1.1. Nghĩa của từ Mood là gì khi được dùng trong văn nói?

Nghĩa có từ Mood trên lý thuyết khá rắc rối và kèm theo những quy tắc sử dụng. Nhưng trong văn nói Việt Nam, từ Mood được sử dụng tương đối linh hoạt chủ yếu dựa vào khẩu ngữ.

  • Dùng độc lập chỉ trạng thái tinh thần sảng khoái: Từ mood thường được chiêm vào văn nói của cách bạn trẻ như một khẩu ngữ biểu thị trạng thái sẵn sàng để làm việc gì đó. Ví dụ: “có mood để làm bài tập”.

  • Dùng chung với một số cụm để diễn đạt một cách hài hước trạng thái cảm xúc mà mình gặp phải. Ví dụ: Tụt mood (chán), Thăng Mood (phấn khởi), Down mood (không có tâm trạng), Good mood (tâm trạng tốt), Tăng mood (từ trạng thái bình thường chuyển sang trạng thái tốt), Hight Mood (hứng chí, phấn khích), Low Mood (tâm trạng thấp), …

1.2. Vì sao mood lên xuống thất thường?

Mood thường dùng để chỉ trạng thái cảm xúc không quá cụ thể, nó bao gồm hai thái cực tích cực (vui) hay tiêu cực (buồn). Ranh giới giữa vui và buồn thường không quá rõ ràng. Mood thay đổi thương do yếu tố bên trong lẫn bên ngoài tác động.

  • Yếu tố bên trong: Tính cách và trạng thái sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ảnh hưởng đến Mood.

  • Yếu tố bên ngoài: Môi trường sống, học tập và làm việc, các phương tiện truyền thông giải trí, mạng xã hội.

Hơn nữa, Mood thường được dùng để diễn tả trạng thái xảy ra trong một thời điểm nhất định, có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.

Xem thêm: Những câu nói hay về đam mê trong công việc và cuộc sống

Mood là gì? Biểu hiện của tụt Mood 2
Tụt mood là gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Mood lên xuống thất thường có thể do nhiều lý do như: bạn là người nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong, môi trường bên ngoài, lẫn cuộc sống hàng ngày.

1.3 Lý do giới trẻ thường hay sử dụng từ Mood

Ngày nay các bạn trẻ thường sử dụng từ Mood trong các câu nói hằng ngày, đó là bởi vì một vài lý do:

  • Ý nghĩa thú vị: “Mood” là một từ tiếng Anh có nhiều hàm nghĩa. Giới trẻ sử dụng từ Mood để diễn tả trong nhiều trạng thái. 

  • Trào lưu mạng xã hội: Từ Mood ngày càng được sử dụng phổ biến. Nó trở nên Viral mà những người không biết tiếng Anh cũng có thể hình dung nghĩa. Ngoài ra, sử dụng từ Mood trên mạng xã hội khiến bạn trẻ có cảm giác được hòa nhập vào một bộ phận nào đó.

  • Thuận miệng: có những từ kết hợp với từ Mood như tụt mood, bad mood,... tạo nên sự thuận miệng và thanh điệu thú vị khi nói.

2. Mood có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống

“Mood” thường xuất hiện trong những câu chuyện thường ngày hay những dòng status trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy Mood là một nhân tố quyết định trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là các bạn trẻ trong thời đại số.

Chúng ta đang sống trong thời buổi tiện nghi đầy đủ. Bên cạnh các nhu cầu về vật chất thì nhu cầu về đời sống tinh thần của con người cũng cần được nâng cao. Khi ấy, Mood đại diện cho đời sống tinh thần của con người - trạng thái cảm xúc đóng vai trò quyết định năng suất làm việc của một người. 

Vì thế, một khi rơi vào trạng thái Bad mood hay tụt mood (tâm trạng không tốt), người ta dường như mất đi một nửa động lực làm việc

Xem thêm: Hãy học cách kiềm chế cảm xúc để làm chủ cuộc đời của mình

Mood là gì? Biểu hiện của tụt Mood 3
Ý nghĩa của Mood trong cuộc sống

3. Tụt mood là gì? Nguyên nhân của trạng thái tụt mood

Tụt mood là một trạng thấy rất thường gặp ở nhiều người, đây là cụm từ dùng để chỉ trạng thái chán nản, mất đi động lực để thực hiện việc gì đó. Tụt mood thường ngụ ý cho một sự kiện khiến bạn mất đi cảm hứng để làm việc. Bời vì trước khi tụt mood bạn phải có mood (tin thần phấn khởi) để làm việc.

Ngày này, trạng thái tụt mood diễn ra thường xuyên hơn. Bời vì đời sống của người trẻ bị nhiều yếu tố tác động. Mood đóng vai trò quan trọng trong công việc và sự sáng tạo của bạn trẻ, cho nên trạng thái tụt mood cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc.

Theo nhiều nghiên cứu, trạng thái tụt mood của một người có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

  • Căng thẳng, stress: Khi chịu nhiều áp lực từ cuộc sống, bạn dễ cảm thấy kiệt sức. Lúc này, bạn cảm thấy không còn năng lượng để làm việc và sinh ra cảm giác gánh nặng. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn bị tụt mood.

  • Mất định hướng: Khi đánh mất mục tiêu và định hướng của cuộc đời, bạn sẽ không còn động lực để cố gắng. Lúc này bạn dễ bị tụt mood vì không biết phải bắt đầu từ đâu.

  • Tự ti về bản thân: Sự tự ti khiến nội tâm bạn chứa đựng quá nhiều lo lắng. Những cảm xúc tiêu cực này dần lấn át mọi cảm xúc khác. Khi đó bạn sẽ trở nên thiếu chủ động để làm những việc đột phá. Vì thế trạng thái tụt mood xuất hiện khi bạn đối diện với những nhiệm vụ mới.

  • So sánh bản thân với người khác: Khi so sánh với thành công có người khác bạn có xu hướng buồn bã và tự trách. Đó là lý do dẫn đến tụt mood.

  • Quá nhạy cảm: Là một người quá nhạy cảm, bạn sẽ dễ phiền lòng bởi những tiểu tiết trong cuộc sống. Đây là lý do khiến bạn dễ bị tụt mood vì tác động bên ngoài.

Xem thêm: Hiểu rõ ‘si tình’ là gì để biết liệu bạn có phải là người si tình trong tình yêu

4. Làm sao để lấy lại trạng thái “High Mood” (hứng thú, phấn khởi)

Trong cuộc sống, bạn sẽ luôn đối diện với những tình huống tụt mood. Điều quan trọng là bạn biết dung hòa và tự điều chỉnh trạng thái của chính mình.

Mood là gì? Biểu hiện của tụt Mood 4
High mood

4.1 Trân trọng những cảm xúc tiêu cực của bạn thân

Bạn nên biết cách bao dung chính mình vào những lúc tâm trạng “ nhếch nhác” nhất. Bởi vì những lúc này chỉ có chính mình mới hiểu vấn đề của mình rõ nhất.

Để có thể bao dung cho cảm xúc tiêu cực của bản thân, bạn cần đối diện với những điều không hoàn hảo trong chính con người mình và cho bạn thân một ít thời gian.

4.2 Xây dựng thói quen sống lành mạnh

Kết hợp rèn luyện thể dục thể thao hay những hoạt động đơn giản như dọn dẹp nhà cửa thậm chị là đi đổ rác cũng có thể khiến bạn có một tâm trạng tốt hơn. Những lúc tâm trạng không tốt, hãy vận động một chút để tâm trí của bạn có thời gian nghỉ ngơi.

Xem thêm: Những câu nói hay về sự ích kỷ trong gia đình và cuộc sống

4.3. Kết nối với người khác

Khi buồn bã hay mất động lực làm việc, bạn có thể nói chuyện với bạn bè hoặc những người thân yêu. Không nhất thiết phải tâm sự “kể khổ”, bạn chỉ cần nói với nhau những chuyện rất thường nhật. Điều này giúp bạn nhận ra mình không cô đơn trong cuộc sống này.

Nếu bạn đang tự hỏi mood là gì mà nhiều người sử dụng nó như vậy, thì hy vọng bạn đã có câu trả lời. Mood không chỉ là một từ được giới trẻ thuận miệng chêm vào mà bởi vì mood có sự liên hệ mật thiết với đời sống tinh thần của họ.

Bình luận