2 nam bệnh nhân buộc cắt chi do biến chứng đái tháo đường

(VOH) - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa cứu được chân cho 2 người đàn ông bị bệnh đái tháo đường dẫn đến loét, nhiễm trùng, hoại tử nặng cả bàn chân.

Ông N.T.L (65 tuổi) bị đái tháo đường tuýp 2 đã 18 năm. Ban đầu, ông L. có những triệu chứng mỏi, nặng chân, châm chích, đau bắp chân khi đi bộ khoảng 400 m. Sau đó 2 tuần, ngón thứ 5 bàn chân phải hoại tử nặng và được các bác sĩ ở bệnh viện địa phương chỉ định cắt bỏ.

Tuy nhiên, sau khi đoạn chi, tình trạng hoại tử chân không hết mà còn lan sang ngón chân 3 và 4. Được chuyển lên điều trị tại BV Đại học Y Dược, ông L được chẩn đoán nhiễm trùng hoại tử mỏm cụt kèm theo tắc động mạch vùng cẳng chân do xơ vữa động mạch.

đoạn chi, đái tháo đường, hoại tử

Bệnh nhân đến viện giai đoạn trễ, vết loét lan rộng, nhiễm trùng nặng làm mất chức năng bàn chân, gây nguy cơ hoại tử nên các bác sĩ buộc phải đoạn chi để đảm bảo tính mạng.

Tương tự ông L, Cụ T.V.K (80 tuổi) bị đái tháo đường hơn 16 năm. Trong một lần sơ ý, một chân bị giẫm gai, cụ K. tự nhổ gai ra, nặn vết thương dẫn đến nhiễm trùng ngón chân rồi lan ra cả bàn chân.

Cả ông L và cụ K được các bác sĩ can thiệp tái thông động mạch bị tắc đưa máu tới nuôi bàn chân, sau đó cắt lọc mô và ngón chân hoại tử. Đặc biệt, phải mất từ 12-16 tuần chăm sóc và theo dõi đặc biệt, vết thương mới lành hoàn toàn. Riêng cụ K giữ được nửa bàn chân, hiện vết thương đã lành, có thể đi đứng được.

TS-BS Trần Quang Nam - Trưởng Khoa Nội tiết BV Đại học Y Dược cho biết, loét chân do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi không do chấn thương. Nếu vết loét có tình trạng lan rộng nhanh, nhiễm trùng nặng, làm mất chức năng bàn chân, gây nguy cơ hoại tử thì các bác sĩ buộc phải đoạn chi để đảm tính mạng cho người bệnh.

Bình luận