4 lý do khiến bệnh tay chân miệng nguy hiểm với trẻ em

(VOH) - Bệnh tay chân miệng dễ truyền nhiễm. dễ chữa nhưng cũng dễ biến chứng nặng. Dưới đây là 5 nguyên nhân khiến bệnh trở nên nguy hiểm.

Những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, các đợt bùng phát bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Các đợt bùng phát dịch bệnh tay chân miệng luôn đặt ngành y tế vào tình trạng báo động đỏ do mức độ nguy hiểm và tính chất lây lan nhanh của nó. 

Không phải ai nhiễm bệnh tay chân miệng đều có biểu hiện của bệnh

Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó sẽ xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 - 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.

Các mụn nước trong miệng dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết loét, đau rát. 

Mụn nước, bọng nước sẽ tiếp tục xuất hiện ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông.

các biểu hiện bệnh tay chân miệng voh.com.vn

Mụn xuất hiện trên tay trẻ sau 3 ngày (Ảnh: Denver Metro Moms Blog)

Tuy nhiên, có một số trường hợp không điển hình và triệu chứng trên không rõ ràng, chỉ có loét miệng, hoặc không rõ dạng bóng nước, chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban. Điều này khiến người thân nhầm lẫn với các bệnh khác và thường chỉ phát hiện khi bệnh đã biến chứng quá nặng.

>>> Chú ý 4 giai đoạn của bệnh tay chân miệng để tránh bị biến chứng

Bệnh thường tấn công trẻ có sức đề kháng yếu

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.

Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn.

Ngoài ra, trẻ cũng là đối tượng hay đưa tay, đồ chơi vào miệng – khiến vi rút dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết. Bệnh phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

>>>  Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng với 3 chú ý quan trọng

Bệnh dễ lây vô cùng

Vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ bọng nước hoặc phân của người bệnh. 

Do đó, bệnh rất khó phòng ngừa nhất là khi trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo.

lý do bệnh tay chân miệng nguy hiểm voh.com.vn

Trẻ dưới 5 tuổi dễ mắc tay chân miệng hơn nhiều so với những lứa tuổi khác (Ảnh: Youtube)

Nguy cơ “trẻ lây cho trẻ” mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một trẻ nhiễm bệnh nhưng giai đoạn lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần do vi rút còn trong phân.

Thực tế, dù trẻ bị nhiễm bệnh và cách ly ở nhà 1-2 tuần cho tới khi hết bệnh thì khi đi học, trẻ vẫn có thể lây bệnh cho các bạn khác.

>>> Bác sĩ Lê Hồng Nga: Không nên đưa trẻ đi học khi mắc tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng không có thuốc đặc trị

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc phòng chống vi rút hoặc các loại vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa các loại vi rút enterovirus không gây bại liệt.

Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.

Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm thêm các loại vi rút khác.

Một trong những lời khuyên của bác sĩ là chăm sóc trẻ bị tay chân miệng giai đoạn nhẹ tại nhà nhằm phòng ngừa nguy cơ lây lan, nhiễm chéo khi điều trị tại bệnh viện. Việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng có nhiều hữu ích nhưng cũng cần kiến thức nhất định để đảm bảo trẻ sớm khỏe mạnh trở lại. 

Mời đọc giả xem chuyên đề Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 5: 3 chú ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh.
Bình luận