Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng

(VOH) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) hiện nay số ca mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước đó.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) hiện nay số ca mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước đó. Số ca bệnh gia tăng ở hầu hết các quận huyện, Thành phố Thủ Đức. Sốt xuất huyết đã ghi nhận 6 ca tử vong từ đầu năm đến nay.

Tình hình dịch bệnh Tay chân miệng 

Trong 4 tháng đầu năm 2022, thành phố ghi nhận 1.599 trường hợp mắc bệnh Tay chân miệng với 96% các trẻ mắc bệnh ở độ tuổi từ 1-5 tuổi. Trong tuần 19 (từ ngày 06/05/2022 đến 12/05/2022), thành phố ghi nhận thêm 628 ca bệnh TCM, tăng gần gấp 3 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. số ca bệnh tiếp tục tăng cao so với trung bình 4 tuần trước đó.

Số ca bệnh Tay chân miệng có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận huyện, TP. Thủ Đức. Các quận huyện có số ca tăng so với trung bình 4 tuần trước là Quận 8, Bình Tân, Khu vực 2 và 3 của TP. Thủ, Bình Chánh, Tân Phú.

Tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXH)

Trong 4 tháng đầu năm 2022, thành phố ghi nhận 7.426 ca trường hợp mắc bệnh SXH, tăng 16,2% với cùng kỳ năm 2021 là 6.393 ca. Trong tuần 19 (tình từ ngày 06/05/2022 đến 12/05/2022), Thành phố ghi nhận thêm 02 ca tử vong do Sốt xuất huyết tại quận 11 và huyện Hóc Môn. Như vậy, số ca tử vong do SXH từ đầu năm đến nay là 06 trường hợp.

Trong tuần 19, thành phố ghi nhận 1.160 ca bệnh SXH, tăng 590 ca tăng gấp đôi so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.

Số ca bệnh Sốt xuất huyết có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận huyện, TP. Thủ Đức. Các quận huyện có số ca tăng so với trung bình 4 tuần trước là Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 12, Tân Phú, Khu vực 3 của TP. Thủ Đức.

Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng 1
 Bệnh nhi tay chân miệng tại BV Nhi đồng 1. Ảnh minh họa: SGGPO

Khuyến cáo phòng bệnh

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày ở cả người chăm sóc trẻ và trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín

3. Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.

4. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

5. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám bệnh.

Bình luận