Bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì?

(VOH) - Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc đặc trị, do đó chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe. Dưới đây là những loại đồ ăn người bệnh sốt huyết nên ăn v

Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị, các giai đoạn nặng của bệnh không phải do virus mà là do hệ miễn dịch của người bệnh phản ứng quá mức. Do đó, việc thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh, chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người mắc sốt xuất huyết cũng rất quan trọng.

Dưới đây là một số loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo nên/không nên dùng cho người mắc sốt xuất huyết.

Những thức ăn phù hợp với người bị sốt xuất huyết

Khi mắc bệnh người bệnh dễ mệt mỏi, chán ăn, hấp thu kém nên cần các loại thực phẩm được chế biến ở dạng nhuyễn, lỏng và dễ ăn như súp, cháo hoặc sữa…Việc bổ sung các thực phẩm này giúp bệnh nhân dễ hấp thu, bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Các thực phẩm nên sử dụng khi bị sốt xuất huyết là thực phẩm giàu vitamin A, B12, C, K; thực phẩm giàu axit béo omega 3, giàu sắt…

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chia nhỏ các bữa ăn để giảm bớt gánh nặng lên hệ tiêu hóa.

Cháo, súp

Hãy bổ sung cháo, súp vào bữa ăn hàng ngày cho người bị sốt xuất huyết. Đây là những thực phẩm dạng lỏng phù hợp cho người bệnh bởi dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, cháo, súp còn giúp bổ sung thêm nước vào cơ thể, giúp người bệnh có thêm nhiều năng lượng hơn.

cháo, sốt xuất huyết
Cháo, súp là những thực phẩm dạng lỏng phù hợp cho người bệnh bởi dễ nuốt và dễ tiêu hóa (Ảnh: Chicken of the Sea)

Các loại cháo, súp có thể kết hợp với thịt, cá, lươn, hàu… để bổ sung thêm đạm và protein, thêm bí ngô, bí đao… để bổ sung các loại vitamin.

Xem thêm: Tổng hợp 9 cách nấu cháo cho người ốm đơn giản, bổ dưỡng để nhanh chóng 'lại sức'

Rau củ

Rau xanh chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất… Người bị sốt xuất huyết có thể bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày, chẳng hạn như: Bông cải xanh (giàu vitamin K, chất chống oxy hóa…); cải bó xôi (chứa nhiều axit béo, omega 3, sắt giúp hệ miễn dịch được tăng cường, tăng lượng tiểu cầu hiệu quả); măng tây, cải xoăn, xà rốt, khoai lang…

Các loại rau củ này có thể hấp, luộc, nấu súp hoặc kết hợp cùng các loại trái cây, rau củ khác làm sinh tố…

rau
Rau xanh chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất (Ảnh: Young men's health)

Xem thêm: Cách nhặt các loại rau nhanh nhất

Trái cây tươi

Các loại trái cây, đặc biệt là trái cây có múi và giàu vitamin C rất tốt cho người bị sốt xuất huyết, không chỉ cải thiện hệ miễn dịch, việc ăn trái cây giúp người bệnh kích thích được vị giác, bổ sung thêm lượng nước có trong trái cây giúp nhanh chóng hồi phục.

trái cây
Ăn trái cây hoặc uống nước ép trái cây sẽ tốt cho người bị sốt xuất huyết (Ảnh: Collins Dictionary)

Một số loại trái cây tốt cho người bệnh sốt xuất huyết như: kiwi (chứa nhiều vitamin như vitamin A, E, C, kali giúp cân bằng điện giải, hạn chế tình trạng tăng huyết áp…); lựu (giàu khoáng chất và giúp cung cấp năng lượng cần thiết với cơ thể); bưởi, cam (giàu vitamin và dưỡng chất); đu đủ (giúp tăng tiểu cầu, loại bỏ ký sinh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể), ổi...

Nếu người bệnh chán ăn, mỏi mệt thì thay vì ăn trái cây, có thể uống nước ép trái cây để bù nước, khoáng chất, dưỡng chất cho cơ thể.

Xem thêm: Ăn nhiều trái cây gây ra những vấn đề gì cho sức khỏe và ăn bao nhiêu là đủ?

Các sản phẩm từ sữa

Một số thực phẩm giàu protein tốt cho người bị sốt xuất huyết như sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa nên được đưa vào thực đơn.

Người bệnh sốt xuất huyết (nếu không bị dị ứng với sữa) thì có thể uống sữa để bổ sung vitamin và năng lượng cho cơ thể. Đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng để cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

sữa
Sữa đặc biệt phù hợp với người bệnh sốt xuất huyết, do có dạng lỏng, dễ uống

Ngoài ra, sữa còn đặc biệt phù hợp với người bệnh sốt xuất huyết, do có dạng lỏng, dễ uống và tiêu hóa, giúp giảm thiểu cảm giác chán ăn, khó tiêu. Nên ưu tiên lựa chọn sữa hoặc sữa tiệt trùng để bổ sung các dưỡng chất một cách hiệu quả.

Xem thêm: Những lợi ích tiềm tàng từ sữa chua

Tỏi

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ...

Được biết đến là một siêu thực phẩm tự nhiên, tỏi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó tỏi cũng giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu.

tỏi
Tỏi cũng giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu (Ảnh: Sasol)

Xem thêm: Tác dụng của tỏi và cách ăn tỏi tốt nhất

Nước chanh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao, nguy cơ thoát huyết tương khiến máu khó đông và tăng mất nước, vì vậy khi chăm sóc người bệnh điều quan trọng là bù nước (nước lọc, oresol, nước chanh, nước dừa…)

Nước chanh là một trong số thức uống chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như protein, glucid, canxi, kali… Lượng vitamin C trong nước chanh rất dồi dào, uống nước chanh có thể loại bỏ các độc tố từ virus gây sốt xuất huyết ra khỏi cơ thể. Việc uống nước chanh có thể kích thích vị giác giúp người bệnh có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách làm nước chanh sả thơm ngon, đơn giản tại nhà giúp tăng sức đề kháng trong mùa dịch

Nước dừa

Nước dừa là thức uống tự nhiên chứa nhiều khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Đặc biệt nước dừa rất dễ uống và bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể, rất phù hợp với người bị sốt.

Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết không muốn uống oresol thì có thể thay thế bằng nước dừa hoặc các loại nước trái cây khác.

Xem thêm: Bạn sẽ nhận được 10 lợi ích sức khỏe này khi uống nước dừa đều đặn và đúng khoa học

Những loại thức ăn người bị sốt xuất huyết nên kiêng

Thực đơn của người bệnh sốt xuất huyết cần đa dạng, cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, ngoài những thực phẩm nêu trên, người bị bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý kiêng một số thực phẩm, một số cách chế biến đồ ăn không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.

Xem thêm: Chế độ ăn kiêng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho da vào thời điểm giao mùa

Đồ ăn dầu mỡ

Những đồ ăn nhiều dầu mỡ không có lợi cho có thể, có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol. Điều này cản trở rất nhiều cho việc hồi phục của cơ thể và làm hệ miễn dịch bị suy yếu.

Bên cạnh đó việc tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ làm khó tiêu và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của người bệnh.

Xem thêm: Thực phẩm nhiều dầu mỡ gây hại cho cơ thể như thế nào?

Đồ cay nóng

Đồ ăn cay nóng là điều tối kỵ đối với người bị sốt xuất huyết, việc tiêu thụ thực phẩm cay nóng làm axit tích tụ trong dạ dày dẫn đến tổn thương và loét thành mạch. Ngoài ra, thức ăn cay nóngkhiến cơ thể khó hạ nhiệt.

Việc tổn thương này cản trở quá trình hồi phục và chống chọi với bệnh tật.

Nước uống có gas, nước ngọt, đồ uống có chứa caffeine

Đồ uống có gas ngọt thường chứa nhiều đường, khiến cơ thể bị nóng đồng thời các tế bào máu trắng tiêu diệt vi khuẩn sẽ chậm chạp hơn, mất thời gian hồi phục. Trong khi đó trà, cà phê lại gây kích thích, làm tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp…

Những thực phẩm này khiến cơ thể mệt mỏi hơn, phá vỡ cơ bắp… không có sức để chống chọi lại bệnh tật.

Xem thêm: 9 loại thức uống không nên uống vào buổi tối vì hại sức khỏe

Thực phẩm có màu đen, đỏ hoặc sẫm màu

Một số thực phẩm sẫm màu như huyết heo, bò, gà, đồ có màu đỏ như củ dền, thanh long đỏ… vì trong bệnh cảnh sốt xuất huyết sẽ có xuất huyết tiêu hóa, nếu người bệnh sử dụng những thực phẩm này thì khi ói hoặc đi ngoài sẽ rất khó phân biệt hiện tượng xuất huyết hay không, điều này gây khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán.

Bình luận