Canh đậu đỏ có thể bổ máu và cung cấp sắt non-heme tốt nhất?

VOH - Nhiều phụ nữ cho rằng, trong kỳ kinh nguyệt, lượng máu và lượng sắt hao hụt nhiều, lúc này ăn một chén canh đậu đỏ sẽ là cách bổ máu, cung cấp sắt non-heme, bồi bổ cơ thể và tinh thần rất tốt.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đây là một “suy nghĩ” hoàn toàn sai lầm.

Canh đậu đỏ có thể bổ máu và cung cấp sắt non-heme tốt nhất? 1
Canh huyết heo bổ sung chất sắt tự nhiên tuyệt vời hơn canh đậu đỏ - Ảnh: TVBS

Theo chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) Chen Yiting cho biết, mặc dù đậu đỏ có chứa sắt, nhưng xét cho cùng, nó là sắt từ thực vật, cơ thể con người hấp thụ “có giới hạn” loại sắt này và không phải là nguồn bổ sung sắt tốt nhất.

Hơn nữa, bên cạnh thực tế canh đậu đỏ rất giàu tinh bột.

Ngoài ra, còn có vấn đề là việc cho thêm đường vào canh đậu đỏ, ăn quá nhiều sẽ gây ra gánh nặng cho cơ thể.

Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nếu có nhu cầu bổ sung chất sắt thì nên bổ sung từ nguồn động vật và ăn huyết heo để bổ sung sắt là một lựa chọn tốt.

Như chúng ta đã biết, huyết heo rất bổ dưỡng, có chứa một lượng lecithin và chất sắt nhất định, là các các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người.

Sắt có vai trò quan trọng trong vận chuyển oxy

Chuyên gia dinh dưỡng Chen Yiting cho biết thêm, sắt là một chất quan trọng trong heme, chủ yếu vận chuyển oxy, mang oxy cùng với máu đến toàn bộ cơ thể để tế bào sử dụng.

Chất sắt cũng tham gia vào quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh và hệ thống miễn dịch.

Chị em phụ nữ dễ bị thiếu máu thiếu sắt do mất máu mất sắt trong kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng thiếu sắt bao gồm mệt mỏi về thể chất, sắc da kém tươi, chóng mặt, rụng tóc, tim đập nhanh, thậm chí có trường hợp nặng còn suy giảm chức năng miễn dịch.  

Theo các tài liệu tham khảo về lượng chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của con người, lượng sắt thiết yếu khuyến nghị hàng ngày đối với nam giới trưởng thành là 10 mg và nữ giới trưởng thành là 15 mg.

Nguồn thức ăn bổ sung chất sắt từ động vật chủ yếu là sắt trong máu bao gồm: huyết heo, huyết gà, huyết vịt, gan heo, nghêu sò, thịt bò, thịt heo và thịt cừu… là những thực phẩm bổ sung sắt tuyệt vời.

Vitamin C là “người bạn tốt nhất” của chất sắt

Sắt non-heme (sắt không phải heme) chủ yếu đến từ các nguồn thực vật có hàm lượng chất sắt đáng kể nhất trong rau dền đỏ, rau phượng hoàng, đậu đỏ, đậu đen và mầm lúa mì…  

Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ sắt non-heme tương đối thấp, do đó tốt nhất nên kết hợp bổ sung chất sắt với thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cam quýt, kiwi, dâu tây… để hỗ trợ tăng cường tỷ lệ hấp thụ sắt. Cho nên, các chuyên gia dinh dưỡng mới nói vitamin C là “người bạn tốt nhất” của chất sắt.

Canh đậu đỏ có thể bổ máu và cung cấp sắt non-heme tốt nhất? 2
Axit tannic có trong trà và cà phê sẽ làm giảm hấp thụ chất sắt. Do đó, nên tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn có thực phẩm bổ sung sắt, để không làm ảnh hưởng đến việc “bổ máu” và hấp thụ chất sắt - Ảnh: TVBS

Nho và cherry chứa ít chất sắt hơn rau dền đỏ

Rất nhiều người ăn chay nhầm tưởng cherry (anh đào), nho khô và táo đỏ (táo tàu đỏ) là nguồn thực phẩm bổ sung chất sắt dồi dào và tốt nhất.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dù thuộc loại sắt non-heme nhưng hàm lượng chất sắt có trong cherry hay nho không cao mà là những loại rau có màu đậm, ngũ cốc chưa tinh chế và các loại đậu mới thật sự có hàm lượng chất sắt cao hơn các loại trái cây vừa nhắc đến ở trên.

Chuyên gia dinh dưỡng Chen Yiting sau đây liệt kê hàm lượng chất sắt có trong100 gram thực phẩm, lần lượt đó là: rau dền đỏ (8,5 mg), đậu đỏ (7,1 mg), đậu đen (6,2 mg), mầm lúa mì (6,0 mg), rau phượng hoàng (6,0 mg), trái sung (4,5 mg), táo tàu đen (2,4 mg), táo tàu đỏ (1,7 mg), nho khô (1,5 mg), cherry (0,2 mg), nho tươi (0,2 mg)…

Đặc biệt, trong 100 gram huyết heo có chứa tới 28 mg chất sắt. Sau khi so sánh với nhau, chúng ta thấy hấp thu chất sắt từ việc ăn huyết heo sẽ cao hơn nhiều so với ăn canh đậu đỏ.

Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng Chen Yiting nhắc nhở rằng, axit tannic có trong trà và cà phê sẽ làm giảm hấp thụ chất sắt. Do đó, nếu muốn bổ máu thì nên tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn, để không làm ảnh hưởng đến việc “bổ máu” và hấp thụ chất sắt.

Bình luận