Đột quỵ - nhận biết sớm và sơ cứu đúng cách để tránh tử vong, tàn phế

(VOH) - Đột quỵ là bệnh cấp tính nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, bạn cần nâng cao ý thức phòng ngừa cũng như biết cách xử lý để sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi cần thiết.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương, làm mất đi nguồn nuôi dưỡng cho não do 2 nguyên nhân sau đây:

dot-quy-nhan-biet-som-va-so-cuu-dung-cach-de-bao-toan-tinh-mang-tranh-tan-phe-voh-1

Đột quỵ là tình trạng bệnh lý cần được cấp cứu kịp thời (Nguồn: Internet)

  • Dòng máu nuôi não bị tắc nghẽn làm cản trở nguồn cung cấp oxy và dinh dưỡng cho vùng não được chi phối bởi mạch máu đó. Trường hợp này thường được gọi là tắc mạch máu não.
  • Do huyết áp cao làm tăng áp lực trong lòng mạch máu khiến mạch máu vỡ ra. Trường hợp này thường được gọi là xuất huyết não.

Theo ThS. Bs Nguyễn Huy Thắng (Phó Trưởng khoa bệnh lý mạch máu não – Bệnh viện nhân dân 115), trong các trường hợp đột quỵ, tắc mạch máu não là thường gặp nhất, chiếm 80% và xuất huyết não chiếm 20%. Dù đột quỵ do nguyên nhân nào thì hậu quả để lại là vô cùng lớn đối với sức khỏe và khả năng lao động của bệnh nhân. 

Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tại Việt Nam, theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não, trong số 200.000 trường hợp đột quỵ, có trên 50% bệnh nhân tử vong. 

Bác sĩ Thắng cho biết, đột quỵ là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Ngoài tỉ lệ tử vong cao thì điều đáng sợ nhất chính là những di chứng sau đột quỵ mà bệnh nhân phải gánh chịu. Sau đột quỵ, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng sau đây:

  • Yếu hoặc liệt nửa người.
  • Tàn phế và cần có người chăm sóc suốt đời.
  • Nhẹ hơn thì người bệnh có thể đi lại được nhưng không thể tự lái xe, đi lên cầu thang…
  • Khuyết tật về mặt nhận thức, người bệnh không thể hiểu và nói những ý mình muốn nói.
  • Sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ.

Những biến chứng sau đột quỵ không chỉ một mình bệnh nhân gánh chịu mà nó còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm đột quỵ và xử lý đúng cách, không bỏ qua thời gian vàng trong điều trị thì bệnh nhân sẽ được chữa khỏi hoặc giảm đáng kể các di chứng sau đột quỵ.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm nhất

Theo bác sĩ Thắng, một người bị đột quỵ thường có những triệu chứng và biểu hiện sau đây:

  • Đột ngột có cảm giác tê, yếu, liệt ở mặt, tay, chân (thường xảy ra cùng một bên).
  • Đột ngột không nói được hoặc nói lảm nhảm, nói những câu nói vô nghĩa, không thể hiểu và nhận biết những người xung quanh. 
  • Đột ngột mất thị lực, không nhìn thấy một bên hoặc không thấy hoàn toàn.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng và không thể làm được những động tác mình muốn làm. 
  • Trường hợp xuất huyết não thì người bệnh có triệu chứng đau đầu dữ dội.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng đột quỵ, hãy chú ý ghi nhớ để kịp thời nhận biết tình trạng đột quỵ. 

Sơ cứu người bị đột quỵ đúng cách

Bác sĩ Thắng cho biết, nếu nhận thấy một người có dấu hiệu đột quỵ thì bạn nên làm những việc sau đây để giúp đỡ họ:

  • Đầu tiên, hãy gọi điện thoại đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân. 
  • Sau đó, trong lúc chờ đợi đội ngũ y tế đến, bạn đưa bệnh nhân đến những nơi thoáng mát, đặt bệnh nhân nằm xuống và mở nút áo ra.

Như vậy, việc cần làm nhất khi gặp người bị đột quỵ là hãy tìm mọi cách để đưa họ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Bởi vì, nếu bạn cố sơ cứu bằng nhiều cách truyền miệng sẽ làm mất đi “thời gian vàng” để bệnh nhân được chữa khỏi. 

Bác sĩ Thắng cho biết, “thời gian vàng” để chữa trị là 3 giờ kể từ khi bệnh nhân có biểu hiện đột quỵ. Sau 3 giờ, cơ hội chữa trị sẽ rất thấp và bệnh nhân sẽ gặp nhiều di chứng nặng nề sau đột quỵ.

dot-quy-nhan-biet-som-va-so-cuu-dung-cach-de-bao-toan-tinh-mang-tranh-tan-phe-voh-2

Đừng bỏ qua thời gian vàng trong điều trị đột quỵ (Nguồn: Internet)

Những việc không nên làm khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

  • Không vắt chanh vào miệng bệnh nhân vì lúc đột quỵ, bệnh nhân thường không minh mẫn, việc vắt chanh vào miệng có thể gây sặc, nước có thể trào ngược vào phổi và gây viêm phổi
  • Bệnh nhân đột quỵ thường có huyết áp rất cao, tuy nhiên, bạn không nên nhỏ thuốc hạ huyết áp vào miệng bệnh nhân. Bởi vì khi mạch máu bị tắc nghẽn, cơ thể điều tiết bằng việc tăng huyết áp nhằm tăng lưu lượng máu lên não, nếu nhỏ thuốc hạ huyết áp sẽ vô tình làm giảm lưu lượng máu lên não, gây thiếu máu não, từ đó dẫn đến nguy cơ tàn phế và tử vong cao. Do đó, nếu đo huyết áp thấy bệnh nhân bị tăng huyết áp thì không nên làm gì cả ngoài việc tìm cách đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Không cạo gió, cắt lễ cho bệnh nhân vì điều này sẽ làm mất “thời gian vàng” trong điều trị đột quỵ, làm giảm hiệu quả điều trị. 

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?

Bác sĩ Thắng cho biết, có nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như:

Nếu có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trên thì bạn nên khắc phục và tích cực điều trị, đó là cách để bạn phòng tránh đột quỵ tốt nhất. Ngoài ra, mỗi ngày, hãy tập luyện thể dục, thể thao, ăn uống đủ chất và điều độ để nâng cao sức khỏe và tinh thần.

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Huy Thắng tại audio bên dưới:

Đột quỵ vì gội đầu trước khi tắm, đây là lí do: Việc tắm gội là chuyện không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng nếu tắm gội không đúng cách sẽ gây nên những hậu quả tồi tệ cho sức khỏe.
Nắm vững những nguyên tắc tránh đột quỵ: Cứ 45 giây, trên thế giới có 1 người bị đột quỵ và 3 phút có 1 ca chết do đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu do căn bệnh tăng huyết áp.
Bình luận