Không phải loại rau nào cũng có thể ăn sống!

(VOH) – Rau ăn sống ngoài việc tiện lợi và nhanh chóng, ăn rau sống còn có thể tránh được việc mất vitamin có trong rau sau khi bị nấu chín. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng có thể ăn sống…

Trong văn hóa ẩm thực phương Tây, thức ăn sống rất phổ biến, người ta thường sử dụng nhiều loại rau khác nhau để chế biến món salad. Rau ăn sống ngoài việc tiện lợi và nhanh chóng, ăn rau sống còn có thể tránh được việc mất vitamin có trong rau sau khi bị nấu chín.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không phải loại rau nào cũng có thể ăn sống, một số loại rau phải được nấu chín mới an toàn khi dùng chúng.

Không phải loại rau nào cũng có thể ăn sống! 1
Không phải loại rau nào cũng có thể ăn sống. (Nguồn health.tvbs.com.tw)

Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan-Trung Quốc Cai Weian cho biết, một số loại rau không thích hợp chế biến thành món salad, ví dụ như rau có sử dụng nhiều thuốc trừ sâu khi trồng thì không nên ăn sống, còn các thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, sữa đậu nành cũng tốt nhất nên nấu chín trước khi sử dụng. Chúng ta hãy tìm hiểu các loại rau mà chuyên gia Cai Weian khuyên không nên ăn sống bao gồm:

1. Đậu cove

Đậu cove có chứa nhiều độc chất phytohaemagglutinin. Nên nấu chín hoàn toàn trước khi ăn sẽ an toàn hơn, nếu không nấu chín có thể ngộ độc gây khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, sốt…Nếu như luộc đậu cove trong vòng 10 phút ở nhiệt độ sôi sẽ làm phytohaemagglutinin bị mất hoạt tính. Nếu nấu đậu cove ở nhiệt độ dưới điểm sôi, sẽ không làm mất đi độc tính của phytohaemagglutinin.

Triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi ăn đậu chưa nấu chín trong vòng từ 1 – 2 tiếng, và giảm dần trong vài giờ. Chỉ cần ăn 1 vài hạt đậu sống cũng có thể gây ra các triệu chứng trên. Do vậy, không nên ăn đậu cove sống khi chưa được nấu chín.

Không phải loại rau nào cũng có thể ăn sống! 2
Ăn đậu cove sống ngộ độc chất phytohaemagglutinin có thể gây khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, sốt...(Nguồn internet)

2. Kim châm vàng

Kim châm vàng tươi có chứa chất colchicine, chất này có thể gây nôn mửa và chóng mặt sau khi hấp thu qua đường ruột, nên ngâm kim châm vàng tươi trong nước ít nhất 1 giờ, sau đó cho vào nước sôi nấu chín và sử dụng. Còn đối với kim châm vàng khô, chúng ta không cần quá lo lắng vì các thành phần độc tố đã bị phá hủy trong quá trình làm khô.

Xem thêm5 chất dinh dưỡng phục hồi lại “sinh lực” khi mệt mỏi

3. Cà tím

Cà tím tuy chứa nhiều dinh dưỡng nhưng cũng chứa solanine, nicotine có độc với cơ thể, ăn sống có thể gây ngứa cổ họng, nên nấu chín để phân hủy solanin, ăn vào sẽ an toàn hơn. Do đó trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu, tiền căn dị ứng, hen suyễn, cơ địa dễ tạo sỏi thận thì nên hạn chế ăn.

Không phải loại rau nào cũng có thể ăn sống!
Cà tím tuy chứa nhiều dinh dưỡng nhưng cũng chứa solanine, nicotine có độc với cơ thể, ăn sống có thể gây ngứa cổ họng. (Nguồn internet)

Cà tím tuy chứa nhiều dinh dưỡng nhưng cũng chứa solanine, nicotine có độc với cơ thể, ăn sống có thể gây ngứa cổ họng.(Nguồn internet)

4. Rau họ cải

Rau họ Cải bao gồm rất nhiều loại rau như cải bắp, cải thảo, súp lơ, cải soăn, cải làn, củ cải, su hào, xà lách, cải xoong…Trong đó có súp lơ, bắp cải,… là những loại rau khá bổ dưỡng. 

Tuy nhiên họ cải có một số rau chứa chất gây bướu cổ, có thể ảnh hưởng đến cơ thể hấp thu iốt, đặc biệt những người bị suy giáp cần đặc biệt lưu ý, nên nấu chín trước khi ăn và hạn chế ăn.

Vinamilk
Bình luận