Nên ăn gì khi bị viêm loét bao tử (đa ổ)?

(VOH) - Triệu chứng: ăn chậm tiêu, táo bón, ở chua, đi cầu khó, đi cầu phân đen.

Tư vấn từ Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. 

Đọc giả có thể nghe hoặc đọc chi tiết. 

 

Viêm loét dạ dày tá tràng điều trị bằng thuốc Tây Y hay Đông y đều được nhưng cần chú ý đến những yếu tố ngoài thuốc và phải điều trị triệt để theo phác đồ mới tránh bệnh kéo dài.

Chữa trị: Mỗi phác đồ theo dõi kéo dài từ 8 – 12 tuần sau đó khám lại và thay đổi thuốc (nếu cần) khi tiếp tục  điều trị .

Ngoài dùng thuốc chữa trị, cần chú ý đến 3 yếu tố sau

Cách sống : cách sinh họat, ngủ đầy đủ

Thức ăn: Không ăn thức ăn kích thích dạ dày…

Chế độ ăn: ăn điều độ, đúng giờ, ăn các thức ăn giúp làm lành vết loét…

Chú ý chế độ ăn

Tận dụng tối đa thức ăn có thể giúp làm lành vết loét như: khoai mỡ nấu với tép, thịt nạc bằm nhuyễn,…làm trung hòa vết loét.

Tránh sử dụng rượu bia, chất chua, cay, giảm mỡ, dùng các thức ăn dễ tiêu

Dùng nhiều rau xanh (lá đậm) như canh mùng tơi, rau đay…uống nhiều nước để dễ đi cầu

Dùng bột nghệ pha với mật ong uống hàng ngày giúp làm lành vết loét, thông máu huyết, tăng cường bồi dưỡng cơ thể.

Dùng gửng trong các món ăn như thịt kho gừng, thịt kho nghệ, cảnh cải nấu gừng…  giúp tiêu hóa, tránh trào ngược.

Bình luận