Nguyên nhân, triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ

(VOH) - Một đứa bé mới sinh ra đời thì cơ thể chưa hoàn thiện, còn tiếp tục xây dựng, phát triển nữa. Rối loạn thần kinh thực vật thường xảy ra trong giai đoạn đầu khi bé chào đời.

Tư vấn của bác sĩ Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM. 

Đọc giả có thể nghe hoặc đọc chi tiết

Nguyên nhân

Một đứa bé mới sinh ra đời thì cơ thể chưa hoàn thiện, còn tiếp tục xây dựng, phát triển nữa. Thời gian tiếp tục xây dựng này kéo dài từ 6 năm đến 15 năm mới xong. Việc phát triển hệ thần kinh thực vật cũng tương tự vậy.

Có bé “xây nhanh”, có bé “xây chậm”. Đa số trường hợp rối loạn thần kinh thực vật đều tự khỏi sau một thời gian chính là nhờ sự phát triển và trưởng thành của hệ thần kinh.

Triệu chứng và cách chữa trị

+ Bé dưới 6 tuổi có rối loạn thần kinh thực vật, nếu không quá nặng thì do yếu tố sinh lý (việc xây dựng thần kinh thực vật chậm). Chúng ta chờ thời gian bé trưởng thành thì bé sẽ tự khỏi.  

+ Trường hợp bé bị nặng như đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, có những cơn hồi hộp, thở nhanh, tim đập nhanh lên, mặt đỏ bừng… thì chúng ta nên cho bé đi khám.

Đa số trường hợp rối loạn thần kinh thực vật nặng có liên quan đến những bất thường khi thành lập hệ thần kinh từ trong bào thai. Tuy nhiên, đa số trường hợp này có thể phân thành nhiều nhánh, có nhiều nguyên nhân.

Có những nhánh chúng ta có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Thí dụ như hiện tượng gia tăng nhánh thần kinh ở vùng nách hay vùng sau cổ thì có thể cắt hạch, điều trị hết 100%.

+ Chỉ có trường hợp cường thần kinh thực vật bẩm sinh theo kiểu tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, mặt đỏ bừng tức là rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng trên toàn thân thì đôi khi chúng ta phải dùng thuốc để điều trị.

Bình luận