Sự nóng lên toàn cầu làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người từ 50 tuổi trở lên

(VOH) - Một nghiên cứu của Israel phát hiện ra rằng, sự nóng lên toàn cầu làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người 50 tuổi và những người lớn tuổi hơn - Israel Hayom đưa tin ngày 8/11.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Haifa, dựa trên hồ sơ đột quỵ trong Bộ Y tế Israel.

Nghiên cứu cho thấy, việc thời tiết gia tăng 1 độ C làm tăng 10% nguy cơ bị đột quỵ trong vòng sáu ngày ở cả nam và nữ có độ tuổi 50 trở lên.

Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian 24 giờ càng lớn thì khả năng đột quỵ càng ít.

đột quỵ, đột quỵ người cao tuổi

Người lớn tuổi không nên ra ngoài trời trong những ngày nắng nóng (Ảnh: likenhomecare)

Các nhà nghiên cứu khuyên, những người có nguy cơ đột quỵ cao nên cẩn thận và ở trong môi trường máy lạnh vào những ngày nóng.

Đột quỵ xảy ra khi có sự gián đoạn đột ngột trong việc cung cấp máu đến mô não, gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn, biến chứng và tử vong. Theo Tổ chức Đột quỵ Thế giới, 15 triệu người trên toàn thế giới bị đột quỵ mỗi năm và khoảng 5,8 triệu người chết vì bệnh này.

Thời tiết nắng nóng, cơ thể phải đổ mồ hôi nhiều dẫn tới mất nước, giảm khối lượng máu, thiếu hụt lượng máu nuôi não; thân nhiệt tăng gây rối loạn chức năng thần kinh trung ương, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, rối loạn tim mạch…

Để tránh nguy cơ đột quỵ người cao tuổi và người có bệnh mãn tính cần:

  • Tránh ra ngoài nắng, tránh để bị sốc nhiệt.
  • Điều chỉnh nhiệt độ trong nhà phù hợp. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao khoảng trên 35 độ C, cần điều chỉnh nhiệt độ trong nhà khoảng 26 - 27 độ C, không để nhiệt độ thấp quá.
  • Duy trì việc uống thuốc (nếu có) đều đặn, đúng giờ để tránh các tai biến.
  • Bổ sung đủ nước thường xuyên, thậm chí cả lúc không khát.

Ngoài ra, cần đưa cao tuổi hoặc người bệnh đến ngay cơ sở y tế nếu có các triệu chứng như: Vã mồ hôi nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh; nôn mửa, chóng mặt, hoa mắt, ngất lịm, trụy mạch, thậm chí li bì, mê sảng, hôn mê…

Các trường hợp đều cần phải xử trí nhanh vì có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trẻ bị khò khè nhiều khi trời lạnh có phải do viêm phế quản? -  Hiện tượng trẻ bị viêm phế quản thở khò khè thường khiến bé vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào để có thể giúp bé thoát ...

Thận trọng với tác dụng phụ của lá neem - Lá neem có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nó vẫn tiềm ẩn những tác dụng phụ nếu dùng sai cách. Bài ...

Bình luận