Tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao miễn phí cho trẻ em

(VOH) - Theo các bác sỹ, thông thường trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình khoảng 50 cm. Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ tăng 25 cm. Trong 2 năm kế tiếp, mỗi năm trẻ sẽ tăng 10 cm.

Từ 3 tuổi trở lên cho đến lúc dậy thì, mỗi năm trẻ tăng thêm khoảng 5 cm. Nếu trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi  thì được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao như suy dinh dưỡng, các bệnh lý dị tật bẩm sinh, loạn sản sụn, còi xương, thiếu máu, suy thận mạn hoặc các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hóc môn tăng trưởng... Theo nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ bệnh thiếu hormone tăng trưởng là 1/4000.

Bác sỹ thăm khám sức khỏe cho các bệnh nhi.  

Bác sỹ thăm khám sức khỏe cho các bệnh nhi.  

Nhằm cung cấp kiến thức y khoa cho cộng đồng và tầm soát vấn đề tăng trưởng chiều cao ở trẻ em, Bệnh viện Đại học Y Dược TP tổ chức chương trình “Tầm soát và tư vấn miễn phí chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em”, chương trình dành tặng 300 phiếu khám và tư vấn miễn phí cho các trẻ em trước độ tuổi dậy thì bị chậm tăng trưởng chiều cao, do các chuyên gia Nội tiết và Nhi của Bệnh viện thực hiện.

Thời gian tư vấn và khám bệnh từ 8 giờ các ngày thứ Bảy, từ nay đến hết tháng 7 năm 2019 tại Khoa Nội tổng hợp.

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP, chương trình tầm soát chậm tăng trưởng của năm 2018 đã tầm soát cho 300 trẻ có chiều cao dưới độ lệch chuẩn hoặc tốc độ tăng trưởng giảm dựa trên các xét nghiệm định hướng nguyên nhân của chậm tăng trưởng.

Vitamin E - cần uống đúng cách để tránh quá liều - Một trong những cách bổ sung vitamin E hiệu quả là uống vitamin E. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn uống bổ sung vitamin E đúng cách để đảm bảo an toàn.
TPHCM: Số ca mắc sốt xuất huyết và sởi giảm, số ca mắc tay chân miệng tăng nhẹ - Thông tin từ Trung tâm y tế dự phòng TPHCM, bệnh sốt xuất huyết đang trong giai đoạn cuối mùa dịch 2018 - 2019 và vẫn tiếp tục có xu hướng giảm trong tháng 4/2019.
Bình luận