Té đập mặt vào kính, bé gái mất 3 giờ phẫu thuật mới khâu hết vết thương

(VOH) - Bác sĩ bần thần khi chứng kiến gương mặt bé gái. Phải dùng gần 5m chỉ mới khâu hết các vết thương.

Sáng nay 14/9, bác sĩ Nguyễn Minh Hằng – Phó Khoa Răng – Hàm – Mặt  - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết cách đây một tuần, vào ngày 8/9, Khoa đã tiếp nhận một trường hợp té trong trường học, bé gái ngã đập mặt vào kính bị xây xát, tổn thương nghiêm trọng.

Khi gỡ lớp băng keo trên mặt bé, mặc dù mấy chục năm trong nghề, thường gặp những tai nạn như thế này nhưng bác sĩ Hằng phải dừng lại ít phút để trấn tĩnh mình vì tổn thương vùng mặt của bé gái này rất nghiêm trọng. Môi trên của bé bị kính cắt lật ra đến tận trục xương mũi.

Bé gái sau khi được xử lý vết thương do té ngã đập mặt vào kính.

Ê – kíp bác sĩ phải gây tê nhiều lần, phẫu thuật cắt lọc da nhiễm trùng, khâu lại rất nhiều vết cắt mất gần 3 giờ đồng hồ. Trong quá trình xử trí vết thương, bác sĩ Hằng đã gấp ra khoảng 10 miếng kính vỡ với cạnh sắc nhọn, cắt đứt mạch máu nhỏ trên mặt bé khiến máu cứ bắn tung tóe lên mặt bác sĩ, phải dùng gần 5 m chỉ mới khâu hết các vết thương nham nhở trên mặt bé. Bé cũng đã được đưa đến vài cơ sở y tế trước đó sau đó mới đến Bệnh viện Nhi đồng 1.

Vụ việc xảy ra ngay vào tuần đầu tiên trong năm học mới nên đây cũng là cảnh báo về những rủi ro có thể xảy ra trong môi trường học đường mà nhà trường cần lưu tâm.

Tìm hiểu thêm được biết, bé gái này đang trong ngày hành kinh, em không ăn sáng dẫn đến xây xẩm và té ngã vào cửa kính. Do vậy trong chăm sóc các bé gái mới bước vào tuổi dậy thì thì cha mẹ cũng phải hết sức quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các em, tránh trường hợp đáng tiếc như vừa nêu. 

Bác sĩ Hằng nói, khi thấy vết thương trên mặt bé gái buộc tôi phải chựng lại ít phút để lấy tinh thần.

“Nếu là con gái tôi, chắc tôi cũng không chịu nổi khi nhìn như thế” , bác sĩ Hằng chia sẻ.

Phòng tránh dịch bệnh tay chân miệng: bệnh biểu hiện như thế nào? Cách phòng bệnh ra sao? Mời đọc giả đọc các bài viết sau: 

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 5: 3 chú ý để chăm sóc trẻ mắc bệnh

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 4: 5 lý do khiến bệnh nguy hiểm

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 3: Có nên điều trị tại nhà

Bình luận