Chờ...

Ảrập Saudi vừa phá một vụ tấn công cơ sở lọc dầu gần Yemen

(VOH) – Đầu ngày 13/11, Saudi Arabia nói rằng họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công của phiến quân Yemen do Iran hậu thuẫn gây ra một đám cháy gần một trung tâm phân phối dầu Aramco.

Vụ việc có liên quan đến những chiếc thuyền không người lái chở chất nổ xuất hiện trên Biển Đỏ.

Trong một báo cáo của hãng thông tấn nhà nước Saudi Arabia, một quan chức giấu tên của Bộ Năng lượng đã báo cáo rằng lực lượng an ninh Saudi vừa ngăn chặn và phá hủy hai thuyền chở chất nổ được cho là của phiến quân Houthi của Yemen sử dụng để nhằm vào một nhà máy lọc dầu quan trọng và một cảng tại tỉnh Jizan ở miền nam Saudi Arabia

Nhà máy lọc dầu Aramco của Saudi Arabia. Nguồn: Reuters

Theo quan chức này, vụ tấn công đã được cố gắng thực hiện vào cuối ngày thứ Tư gần một bệ hạ tải và khiến các ống nổi nạp dầu bốc cháy.

Quan chức trên lên án mạnh mẽ vụ tấn công, gọi đây như một sự đe dọa tuyến vận tải thương mại gần eo biển Bab al-Mandeb quan trọng, được sử dụng cho các chuyến hàng dầu từ vùng Vịnh đến châu Âu, cũng như hàng hóa từ châu Á đến châu Âu.

Hiện chưa có sự thừa nhận nào từ tổ chức phiến quân của Yemen, là lực lượng đã liên tục cho máy bay không người lái tấn công và nã tên lửa vào các cơ sở lọc dầu, sân bay và các thành phố của Saudi Arabia trong suốt cuộc chiến kéo dài 5 năm chống lại liên minh quân sự do Saudi dẫn đầu.

Hồi tháng 9/2019, các máy bay không người lái của Houthi đã tấn công vào hai cơ sở lọc dầu quan trọng của Saudia Arabia, khiến cho nguồn cung cấp dầu từ quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này bị giảm đi một nửa. Cả Saudi Arabia và Mỹ đều quy cho Iran thực hiện các cuộc tấn công này, là cáo buộc mà Iran phủ nhận.

Saudi Arabia thường tuyên bố ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới của Houthi, nhưng bằng chứng rất khan hiếm, khiến việc xác minh chủ mưu một cách độc lập là vô cùng khó khăn.

Phiến quân Houthi, lực lường mà Saudi Arabia xem là thân cận với Iran, đã xâm chiếm thủ đô của Yemen và phần lớn miền bắc vào năm 2014, khiến chính phủ được quốc tế công nhận phải lưu vong. Cuộc chiến ở quốc gia nghèo nhất thế giới Ả Rập đã giết chết hơn 100.000 người, đẩy hàng triệu người đến bờ vực của nạn đói và gây ra cái mà Liên Hợp Quốc gọi là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.

Bình luận