Chờ...

Có 172 quốc gia và khu vực tham gia chương trình Vaccine ngừa COVID-19 của WHO

(VOH) - Mục tiêu của chương trình là cung cấp cho thế giới ít nhất 2 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả vào trước cuối năm 2021.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 24/8 cho biết, hiện có 172 quốc gia và khu vực tham gia chương trình hợp tác phát triển và phân phối vaccine ngừa COVID-19 (COVAX) của WHO.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: AP)
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: AP)

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 24/8, ông Tedros cho biết hiện có 9 loại vaccine ngừa COVID-19 được COVAX tài trợ và WHO đang tiếp tục đánh giá và tối ưu hóa các vaccine này để đảm bảo có được những sản phẩm tốt nhất. Ngoài ra còn có 9 loại vaccine đang trong giai đoạn đánh giá dài hạn.

Ông Tedros nói mục tiêu của chương trình COVAX là cung cấp cho thế giới ít nhất 2 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả vào trước cuối năm 2021.

Ông cũng cho biết thêm rằng nhiều loại vaccine hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.

“Chúng ta đều hy vọng có được nhiều loại vaccine dự tuyển thành công vừa an toàn và hiệu quả”, ông Tedros nói.

Người đứng đầu WHO cho biết, nghiên cứu mới nhất cho thấy so với những nỗ lực nhằm hợp tác nghiên cứu để có được vaccine ngừa COVID-19 tương tự như chương trình COVAX, sự cạnh tranh toàn cầu về vaccine có thể khiến giá cả mặt hàng này tăng theo cấp số nhân.

Một số quốc gia có thể sẽ nhận được hầu hết các nguồn cung cấp vaccine, điều này cũng có thể dẫn đến sự hoành hành lâu dài của COVID-19.

Ông Tedros nói rằng chương trình COVAX bao gồm một cơ chế cùng mua sắm chung vaccine và cùng chia sẻ rủi ro. Bất kỳ loại vaccine nào được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong tương lai, các nước tham gia COVAX đều có thể nhận được những loại vaccine này một cách kịp thời, dù đó là quốc gia có thu nhập thấp hay thu nhập cao.

Ông nhấn mạnh rằng, trong trường hợp nguồn cung vaccine chưa có nhiều trong giai đoạn đầu ra mắt, cần ưu tiên đảm bảo vaccine được cung cấp cho nhóm người có nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, người già trên 65 tuổi và những người có nguy cơ tử vong cao vì có bệnh nền.

Hiện một số cơ quan y tế thế giới đang quan ngại về khả năng các nước giàu sẽ hành động một mình trong cuộc đua tìm kiếm vaccine ngừa COVID-19, đạt thỏa thuận với các hãng dược phẩm để đảm bảo hàng triệu liều vaccine tiềm năng dành riêng cho công dân của các quốc gia giàu có.

Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất mua ít nhất 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 (tiềm năng) mà hãng dược phẩm AstraZeneca đang nghiên cứu phát triển. EU nói rằng sẽ tiếp tục đàm phán hợp đồng này và thuyết phục thêm những đối tác cung ứng vaccine ngừa COVID-19 mới.

Trong khi đó, Nga, Mỹ và Trung Quốc cũng có những hướng đi riêng cho chương trình vaccine ngừa COVID-19 của mình.

Nga và Trung Quốc đã tự phát triển và đăng ký những loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Quá trình thử nghiệm vẫn tiếp tục ở Trung Đông và Nam Mỹ nhưng cả hai nước này đều coi việc bảo vệ người dân của mình là mục tiêu trước tiên.

Mỹ đã ký nhiều hợp đồng với các hãng dược lớn trên thế giới để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất quy mô lớn vaccine ngừa COVID-19. Mục tiêu của nước này là đến cuối tháng 1/2021 sẽ có 300 triệu liều vaccine cung cấp cho người dân.

An Nhiên (Theo THX)

Châu Âu: Tiếp tục đối phó đợt bùng phát Covid-19 mới trong hỗn loạn - Pháp, Đức và Italy gần đây ghi nhận số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày cao nhất kể từ mùa xuân, trong khi Tây Ban Nha đối mặt đợt bùng phát lớn.
Iran: Mỹ không có quyền yêu cầu khôi phục các lệnh trừng phạt – Bộ trưởng Ngoại giao Iran trong một bức thư gửi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết Mỹ không có quyền yêu cầu khôi phục lại lệnh 
Bình luận