Chờ...

Công bố kết quả cuộc tổng tuyển cử nhiều khác lạ ở Singapore

(VOH) - Kết quả bỏ phiếu bầu 93 đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ mới 2020 - 2025 ở Singapore đã được công bố, giữa lúc bóng mây dịch bệnh và suy thoái kinh tế vẫn đang bao trùm tại đây.

Theo đó, đảng cầm quyền Hành động Nhân dân (PAP) - đảng cầm quyền duy nhất kể từ năm 1965 đến nay ở Singapore - đã bảo toàn được chiến thắng với 83/93 số ghế trong Quốc hội, chiếm tỷ lệ 61,2%. Đây là kết quả không mấy bất ngờ bởi với cơ chế bầu cử hiện nay ở Singapore, việc các đảng đối lập giành được thắng lợi là chuyện vô cùng khó xảy ra. Giới quan sát cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ, PAP sẽ thắng lợi với tỷ lệ nào. Năm nay con số này đã có sự sụt giảm so với 70% ở lần bầu cử năm 2015.

Đảng đối lập Công nhân (WP) giành được 10 ghế còn lại. Đây kết quả tốt nhất từ trước đến nay của đảng này. 

Tổng tuyển cử ở Singapore là cuộc bầu cử đầu tiên của Đông Nam Á và được xem là hiếm hoi trên thế giới kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trước đó chỉ có Hàn Quốc tiến hành bầu cử vào tháng 4 và Serbia tổ chức cho người dân đi bầu vào cuối tháng 6 vừa qua. Không khí bầu cử có phần ảm đạm và vắng lặng vì dịch bệnh Covid-19 kéo theo kinh tế suy thoái vẫn đang hoành hoành tại đảo quốc này.

Đây cũng là cuộc trưng cầu dân ý đáng nhớ trong lịch sử chính trường Singapore, là thước đo tín nhiệm của người dân đối với chính phủ trong nỗ lực đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.  Singapore là một trong những quốc gia châu Á - Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch Covid-19, với hơn 45.000 ca mắc bệnh.

>>> Tổng tuyển cử Singapore - Thách thức và cơ hội

Công bố kết quả cuộc tổng tuyển cử nhiều khác lạ ở Singapore

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và các nhân sự thuộc đảng cầm quyền Hành động Nhân dân (PAP) đến trung tâm đề cử hôm 30/6. Ảnh: Reuters

Khẩu hiệu tranh cử của đảng cầm quyền Hành động Nhân dân Singapore: "Cuộc sống của chúng ta, công việc của chúng ta, tương lai của chúng ta". Ảnh: Reuters

Tại lần bầu cử năm nay ở Singapore, các đảng phái tham gia tranh cử đều phải huỷ bỏ các cuộc vận động trực tiếp mà đa phần phải dựa vào mạng xã hội và truyền hình.

Không ồn ào, náo nhiệt như những lần vận động bầu cử trước, nhưng sức nóng cạnh tranh giữa các đảng phái không hề suy giảm trên không gian mạng hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ứng cử viên các đảng phái tận dụng triệt để, khai thác tối đa các công cụ giao tiếp trực tuyến (Facebook, Twitter, Youtube, WhatsApp…) hay trên các kênh truyền hình, các kênh phát thanh để truyền tải nội dung tranh cử, thu hút cử tri và cả công kích đối thủ.

Các biện pháp bảo đảm an toàn khi bầu cử cũng được thực thi hết sức nghiêm ngặt, theo đó người dân đi bầu phải đứng cách nhau ít nhất 1m, luôn đeo khẩu trang, bao tay và thời gian bỏ phiếu được quy định rõ ràng, không nán lại quá lâu. Ngoài ra, số điểm bầu cử cũng được tăng lên từ 880 tới 1.100 để giảm thiểu tập trung đông người. Tại các điểm bỏ phiếu, đều có máy đo thân nhiệt, nước rửa tay và các chỉ dấu xếp hàng giãn cách.  

Công bố kết quả cuộc tổng tuyển cử nhiều khác lạ ở Singapore

Công bố kết quả cuộc tổng tuyển cử nhiều khác lạ ở Singapore

Công bố kết quả cuộc tổng tuyển cử nhiều khác lạ ở Singapore

Công bố kết quả cuộc tổng tuyển cử nhiều khác lạ ở Singapore

Người dân Singapore đi bỏ phiếu kỳ tổng tuyển cử năm 2020. Ảnh: BBC

Có tổng cộng 11 chính đảng của Singapore tham gia cuộc chạy đua với 192 ứng viên đăng ký tranh cử 93 ghế tại 31 khu vực bầu cử. Đảng cầm quyền Hành động Nhân dân (PAP) là đảng duy nhất đăng ký tranh cử tất cả 93 ghế, theo sau là Đảng Singapore Tiến bộ (PSP), Đảng Công nhân (WP) và Đảng Dân chủ Singapore (SDP) lần lượt tranh cử 24, 21 và 11 ghế. Các đảng còn lại đăng ký tranh cử không quá 10 ghế trong Quốc hội.

Cuộc bầu cử tại Singapore xoay quanh 6 vấn đề chính từ việc làm đến dịch Covid-19 và dân số. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu, các đảng phái chính trị của đảo quốc đã có những chính sách riêng nhằm bảo đảm công việc cho người dân và giải quyết nạn thất nghiệp.

Singapore là nền kinh tế mở với rất nhiều sự lệ thuộc vào thế giới bên ngoài. Ba tháng cách ly đã trôi qua với nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế, khiến chính phủ nước này phải chi tới bốn gói ngân sách hỗ trợ trị giá lên đến 93 tỷ SGD. Khi xu hướng bế quan tỏa cảng của nhiều nước nhằm chống dịch Covid-19 dự kiến sẽ còn tiếp tục, Singapore có lẽ phải mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm nữa mới có khả năng mở cửa biên giới bình thường với các nước.

Những chỉ số ảm đạm về kinh tế hiện tại ở đảo quốc này sẽ tác động lớn đến cử tri, nhất là những người thuộc nhóm thu nhập thấp, khi mà các biện pháp hỗ trợ của chính phủ chưa mang lại hiệu quả đối với họ. Trong những thời điểm áp lực, nhu cầu cần một sự thay đổi sẽ tăng và sẽ ảnh hưởng lớn tới quyết định lựa chọn ứng viên của người dân.

Bình luận