Chờ...

Động đất mạnh 7,3 độ Richter ở Indonesia

(VOH) - Ngày 14/12, một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter kèm theo cảnh báo sóng thần đã làm rung chuyển khu vực phía Đông Indonesia. Người dân nhanh chóng di tản và rất may mắn trận động đất chỉ để l

Trận động đất xảy ra vào khoảng 3 giờ 20 phút sáng ngày 14/12 (giờ GMT) tại khu vực Biển Flores, cách thị trấn Larantuka khoảng 120km về phía tây bắc, thuộc vùng phía đông đảo Flores.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất mới nhất ở Indonesia có cường động mạnh 7,3 độ Richter và độ sâu khoảng 12km. Theo sau đó đến 15 dư chấn liên tiếp, trong đó đợt dư chấn mạnh nhất lên đén 5,6 độ Richter ở Larantuka.

Cảnh báo sóng thần được đưa ra ngay sau trận động đất, nhưng khoảng 2 giờ sau thì được gỡ bỏ. Cảnh báo áp dụng cho các khu vực Maluku, đông và tây Nusa Tenggara, vùng nam và đông nam Sulawesi.

Động đất mạnh 7,3 độ Richter ở Indonesia
Vị trí xảy ra động đất ngoài khơi Indonesia ngày 14/12/2021 Ảnh: Earthstar Geographics.

USGS cho biết sau trận động đất, chỉ xuất hiện sóng thần cao khoảng 7cm gần khu vực ven bờ của cảng Maumere. Người dân tại nhiều thị trấn đã rất hoảng loạn, đổ xô chạy từ nhà ra đường khi cảm nhận rung lắc dữ dội của trận động đất.

“Mọi người đều đổ ra đường”, Agustinus Florianus - một cư dân thị trân Maumere trên đảo Flores cho biết. Một người dân khác là Zacharias Gentana Keranz ở Larantuka thì mô tả trận động đất “như một con sóng, cứ lên và xuống”.

Động đất mạnh 7,3 độ Richter ở Indonesia
Hình ảnh chụp lại từ video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một ngọn đồi ở thị trấn Nagekeo, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia sạt lở vì trận động đất ngày 14/12/2021. Ảnh: Reuters
Động đất mạnh 7,3 độ Richter ở Indonesia
Hình ảnh chụp lại từ video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy người dân ở thị trấn Maumere, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia đổ ra đường sau trận động đất ngày 1412/2021. Ảnh: Reuters

Cơ quan ứng phó thiên tai Indonesia cho biết đã ghi nhận một người bị thương ở Manggarai, đảo Flores. Ngoài ra, một trường học và vài ngôi nhà khác cũng bị phá hủy ở đảo Selayar thuộc vùng Nam Sulawesi.

Với vị trí nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương - khu vực có hoạt động địa chất dày đặc, tại Indonesia thường xuyên xảy ra các trận động đất và núi lửa phun trào. Năm 2004, trận động đất có độ lớn 9,1 xảy ra năm 2004 ngoài khơi đảo Sumatra, kéo theo sóng thần đã khiến 220.000 người thiệt mạng.

Năm 2018, một trận động đất khác làm rung chuyển đảo Lombok cùng các đợt dư chấn kéo dài sau đó nhiều tuần đã khiến hơn 550 người thiệt mạng. Cùng năm, một trận động đất có độ lớn 7,5 kèm theo sóng thần ở Palu cũng khiến hơn 4.300 người thiệt mạng hoặc mất tích.

Bình luận