Chờ...

Dự báo: Thêm 1 tỉ người bị thiếu nước vào năm 2050

VOH - Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước được cho là chưa từng có.

Nguyên nhân là do nhu cầu tăng cao và khủng hoảng khí hậu gia tăng.

Báo cáo của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) công bố ngày 16-8 cho biết hiện có 1/4 dân số thế giới đang phải đối mặt với “tình trạng căng thẳng về nước cực kỳ cao”.

“Tình trạng căng thẳng về nước cực kỳ cao" - có nghĩa là các quốc gia đang sử dụng gần như toàn bộ lượng nước họ có, ít nhất là 80% nguồn cung cấp nước.

Dự kiến sẽ thêm 1 tỉ người bị thiếu nước vào năm 2050.

Lòng hồ cạn khô tại Tây Bekaa, Lebanon - Ảnh: REUTERS
Một lòng hồ cạn khô tại Tây Bekaa, Lebanon - Ảnh: REUTERS

Theo báo cáo, có 25 quốc gia, chiếm 25% dân số toàn cầu, chịu áp lực về nước cực kỳ cao mỗi năm, trong đó Bahrain, Cyprus, Kuwait, Lebanon và Oman là 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trên toàn cầu, nhu cầu về nước tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1960 và báo cáo dự đoán nhu cầu này sẽ tăng thêm 20-25% vào năm 2050.

Nhu cầu nước gia tăng bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm dân số ngày càng tăng và nhu cầu của các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp, cùng với các chính sách sử dụng nước không bền vững và thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

 Ở Trung Đông và Bắc Phi, những khu vực căng thẳng về nước nhất trên thế giới - toàn bộ dân số sẽ sống trong tình trạng căng thẳng về nước cực kỳ cao vào giữa thế kỷ này.

Báo cáo nhận định, thực trạng trên không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước uống, gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp và có khả năng gây ra xung đột chính trị.

Bình luận