Chờ...

Lần đầu tiên trên Sao Hỏa chụp được ảnh tia sáng từ Mặt Trời

(VOH) - Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây cho biết robot tự hành Curiosity trên Sao Hỏa đã chụp được các tia nắng từ Mặt Trời lần đầu tiên.

Sau 3.730 ngày thực hiện sứ mệnh trên Sao Hỏa thì giờ đây robot tự hành Curiosity đã chụp được toàn cảnh hoàng hôn trên Sao Hỏa, ghép từ 28 ảnh nhỏ. Đây là lần đầu tiên các tia nắng Mặt Trời được quan sát rõ như vậy trên sao Hỏa.

Robot Curiosity chụp cảnh tượng này trong cuộc khảo sát mây chạng vạng mới nhất, được tiến hành dựa trên các quan sát trong năm 2021 về mây dạ quang (noctilucent).

Lần đầu tiên trên Sao Hỏa chụp được ảnh tia sáng từ Mặt Trời
Robot Curiosity của NASA lần đầu tiên chụp ảnh những tia sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua các đám mây vào thời điểm hoàng hôn ngày 2/2/2023. Ảnh: NASA

Trong khi hầu hết các đám mây Sao Hỏa lơ lửng cách mặt đất không quá 60 km và cấu tạo từ băng nước, thì mây trong ảnh chụp mới dường như ở độ cao lớn hơn, nơi đặc biệt lạnh. Điều đó cho thấy những đám mây này cấu tạo từ băng CO2, còn gọi là đá khô.

Giống như trên Trái Đất, nghiên cứu về mây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về thời tiết trên Sao Hỏa.

Lần đầu tiên trên Sao Hỏa chụp được ảnh tia sáng từ Mặt Trời
Robot Curiosity chụp ảnh đám mây ngũ sắc hình lông vũ ngay sau khi Mặt Trời lặn vào ngày 27/1/2023. Ảnh: NASA

Tàu vũ trụ NASA phát hiện tảng đá bị sóng thủy triều phá vỡ trên sao hỏa

Ngoài những hình ảnh về tia sáng ở Mặt Trời, robot tự hành Curiosity còn thu được hình ảnh đám mây nhiều màu sắc có hình dạng giống lông vũ vào ngày 27/1 vừa qua. Khi được ánh Mặt Trời chiếu sáng, một số loại mây có thể trở thành mây ngũ sắc với màu sặc sỡ như cầu vồng.

Bình luận