Chờ...

Nhiều thách thức khi EU sử dụng tài sản Nga bị phong tỏa

VOH - Nỗ lực của EU nhằm sử dụng hàng tỷ euro tài sản bị đóng băng của Nga để tái thiết Ukraine đang gặp phải những thách thức.

Ngày 7/11, các nhà lãnh đạo EU ủng hộ những bước đi nhằm sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga ở nước ngoài để tái thiết Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng 10 vừa qua, khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết sẽ trình bày các kế hoạch cụ thể vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, một số chính phủ ở châu Âu lo ngại xuất hiện những rủi ro đối với thị trường tài chính từ hành động trên.

Bỉ giữ phần lớn tài sản nhà nước Nga bị đóng băng ở EU khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine. Chính phủ Bỉ có khả năng sẽ không đồng ý sử dụng số tài sản này để tái thiết Ukraine nếu các nước G7 còn lại không thực hiện bước đi tương tự như EU.

Nhiều thách thức khi EU sử dụng tài sản Nga bị phong tỏa 1
Các đại biểu dự Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) tại Nhật Bản - Ảnh: AFP

Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo gần đây cho biết: “Chúng tôi đang cùng các nước G7 và Ủy ban châu Âu đang muốn tìm giải pháp cơ cấu cho tài sản bị phong tỏa mà không gây bất ổn cho hệ thống tài chính quốc tế”.

Hầu hết dự trữ vàng và tiền tệ của Nga, bị đóng băng bởi các nước tham gia lệnh trừng phạt khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine, đều ở EU. Trong số này, 180 tỷ euro được đặt tại Euroclear của Bỉ, một cơ quan thanh toán bù trừ đóng vai trò là nơi giám sát các khoản dự trữ ngoại hối của Nga.

Khi trái phiếu của Nga đến kỳ đáo hạn và được các nhà trung gian tài chính tái đầu tư, chúng sẽ tạo ra lợi nhuận. Euroclear đã nhận được 3 tỷ euro lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa trong 9 tháng đầu năm nay.

Euroclear tự nguyện tách phần lợi nhuận khỏi tài sản của Nga, nhưng cho biết họ phải chịu 34 triệu euro chi phí quản lý và pháp lý,  thiệt hại khoảng 18 triệu euro doanh thu.

EU từ lâu đưa ra ý tưởng đánh thuế những khoản lợi nhuận trên nhằm tạo điều kiện có lợi cho Ukraine, nhưng Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số nước thành viên, như Pháp, Đức, và Bỉ, đã bày tỏ nghi ngờ.

Họ lo ngại động thái này sẽ làm rung chuyển thị trường tài chính và làm suy yếu vị thế của đồng euro như một đồng tiền dự trữ.

Bỉ và Luxembourg muốn có sự đảm bảo rằng họ sẽ không bị buộc phải chịu mọi rủi ro về mặt pháp lý và tài chính trước một bước đi chưa từng có như vậy. Có một trung tâm thanh toán bù trừ khác ở Luxembourg đang lưu trữ tài sản bị đóng băng của Nga, Clearstream.

Đối với Thủ tướng Croo, điều quan trọng là phải nỗ lực giải quyết vấn đề không chỉ trong khuôn khổ châu  u mà còn cùng với các quốc gia khác trong G7.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen gần đây đã thể hiện sự ủng hộ nhiều hơn đối với kế hoạch tiếp cận tài sản bị phong tỏa của Nga ở châu Âu. G7 cũng ủng hộ ý tưởng này về mặt chính trị. Tuy nhiên, sáng kiến ​​của G7 cũng có nguy cơ bị trì hoãn thêm.

Bình luận