Header-01
Đăng nhập

Quốc tế tuần qua

(VOH) - Tuần này, thế giới tập trung điểm chú ý của mình vào đồi Capitol ở thủ đô Washington, nơi đặt trụ sổ của quốc hội Mỹ để trông chờ 2 viện quốc hội nước này thông qua dự luật cứu nguy nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ suy sụp tòan diện trước tình hình sụp đổ của hàng lọat ngân hàng và tổ chức tài chính của Mỹ cũng như thế giới trong thời gian gần đây.

Quốc tế tuần qua

 

(VOH) - Tuần này, thế giới tập trung điểm chú ý của mình vào đồi Capitol ở thủ đô Washington, nơi đặt trụ sổ của quốc hội Mỹ để trông chờ 2 viện quốc hội nước này thông qua dự luật cứu nguy nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ suy sụp tòan diện trước tình hình sụp đổ của hàng lọat ngân hàng và tổ chức tài chính của Mỹ cũng như thế giới trong thời gian gần đây.

 

img thumbXem toàn màn hình  

Bộ trưởng tài chính Henry Paulson trả lời báo chí - Ảnh: Businessweek

Đầu tuần, hạ viện Mỹ đã bất ngờ bác bỏ dự luật này. Người ta dùng từ bất ngờ vì cho rằng Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác để cứu nguy thị trường tài chính, và Mỹ sẽ buộc phải thông qua dự luật này. Tuy nhiên, hạ viện đã không làm điều đó, họ đã bác bỏ dự luật trước sự phẩn nộ của những người dân, những người chịu thuế trước việc đem tiền thuế của dân để trả giá cho những sai lầm của hệ thống tài chính.

 

Việc đa số thành viên Đảng Cộng Hòa hạ viện bỏ phiếu chống, được lý giải là hành động mị dân trước khi nhiệm kỳ Cộng Hòa của tổng thống Bush kết thúc để giúp họ duy trì vị thế chính trị của mình hơn là đề ra giải pháp thiết thực giải cứu thị trường. Động thái bất ngờ này khiến thị trường tài chính phố WALL lên cơn sốc và chỉ trong vòng 1 đêm, 1600 tỉ USD giá trị chứng khóan đã bốc hơi, buộc thượng viện Mỹ phải nhảy vào biểu quyết thông qua trước nhằm gây sức ép buộc hạ viện phải thông qua. Và trong cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua, hạ viện đã bỏ phiếu thông qua sau khi có một một vài điều chỉnh nhỏ trong bản dự thảo với số phiếu 263 thuận và 171 chống.

 

Trái với khuôn mặt đầy âu lo đầu tuần khi thông báo kết quả bỏ phiếu ở hạ viện, bà chủ tịch hạ viện Nancy Pelosy vốn là lãnh đạo Đảng Dân chủ ở Hạ viện đã xuất hiện trước Capitol Hill với khuôn mặt tươi tỉnh và phấn khởi để ký vào văn bản cứu nguy trước khi gửi qua Nhà Trắng cho tổng thống Bush ký ban hành luật. Trong một động thái hiếm hoi, lãnh đạo của hai Đảng Cộng Hòa và Dân chủ trước đó đều ra sức vận động cho các thành viên Đảng mình thông qua dự luật này.

 

Ngay sau khi có sự đồng ý của hạ viện. Tổng thống Bush đã nhanh chóng ký ban hành luật ngay trong ngày.

 

TT Bush tuyên bố: “chúng ta đã hành động thật nhanh chóng để giúp cho cơn khủng hoảng tại Wall Street không biến thành cuộc khủng hoảng cho các cộng đồng của cả nước. Nền kinh tế của chúng ta vẫn tiếp tục đối diện với các thách thức nghiêm trọng.”

 

Như vậy là, cuối cùng Hạ Viện cũng chấm dứt 2 tuần cực kỳ xáo trộn, với lời nhắc nhở mỗi ngày là nếu Quốc Hội thất bại, Hoa Kỳ sẽ chạm trán với cơn khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ thập niên 1930 đến nay.

 

Tuy nhiên, liệu pháp bơm tiền cứu nguy nền kinh tế, theo nhiều chuyên gia tài chính, giống như một liều thuốc giảm sốt. Nó có tác dụng hạ nhiệt cho cơ thể kinh tế Hoa Kỳ, nhưng không giải quyết triệt để căn nguyên vấn đề.

 

Bộ Lao Động Mỹ loan báo số người bị mất việc lên tới 159,000 người trong tháng 9 qua và đây là con số cao nhất trong 1 tháng từ 5 năm qua. Con số ngươì nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã dâng cao nhất từ 7 năm qua, theo số liệu mới được bộ Lao Động Mỹ cung cấp thứ năm 2 tháng 10.

 

Cùng lúc thì bộ Thương Mại Mỹ cũng loan báo là đơn đặt hàng cho các công ty đã giảm 4% so với tháng 7. Con số này cao hơn con số 2.5% mà các nhà kinh tế dự trù.

 

Các báo cáo này làm nản lòng giới đầu tư và chỉ số Dow Jones giảm ngay 194 điểm, tức 1.8%, còn 10,637 điểm, sau khi có hai báo cáo này.

 

Trên khắp châu Âu, các tin xấu về thị trường tài chính liên tiếp được công bố. Ngân hàng UBSS AG của Thụy Sĩ bị tác động mạnh nhất vì các khoản nợ khó đòi hôm 3/10 đã phải tuyên bố cắt giảm 2.000 việc làm.

 

Các nhà lãnh đạo châu Âu hiện đang lo rằng kể cả khi kế hoạch cả gói 700 tỷ USD của Mỹ để giải cứu thị trường được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, số tiền đó vẫn chưa đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính đã bám rễ sâu vào nền kinh tế. Các số liệu mới nhất chứng tỏ rằng sự suy thoái kinh tế Mỹ đang đến rất gần và nền kinh tế châu Âu thì đang ngày một xấu thêm.

 

Ông Takahiko Murai - Tổng Giám đốc Cty cổ phiếu Nozomi của Nhật Bản- nói rằng các nhà đầu tư hiện đang lo ngại khi kế hoạch cả gói 700 tỷ USD của Mỹ được thông qua nhưng vẫn không có tác động tích cực đáng kể nào đối với thị trường. Ngân hàng trung ương các nước đã bơm vào thị trường nhiều tỷ USD nhằm duy trì sự ổn định của dòng vốn lưu chuyển nhưng vẫn chưa đủ.

 

Trong bối cảnh đó, một số quốc gia đã tiến hành đơn phương một số biện pháp để cứu nguy cho các ngân hàng ốm yếu của nước mình. Ireland đơn phương đứng ra bảo lãnh các khoản tiền gửi ngân hàng ở Ireland.

 

img thumb 

Đền thờ Preah Vihear, khu vực tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia (Ảnh: AFP)

Trong khi đó ở Thái Lan, báo chí nước này nói rằng, các binh lính Thái Lan và lính Campuchia đã đấu súng tại ngôi đền Preah Vihear vùng biên giới đang tranh chấp giữa hai nước.

 

Vụ đụng độ đã khiến 3 lính Thái Lan và một lính Campuchia bị thương. Báo điện tử The Nation News network cho biết cuộc đấu súng nói trên kéo dài hơn 10 phút.

 

Sự việc diễn ra ngay sau khi một tiểu đội lính Thái Lan tiến vào vùng lãnh thổ tranh chấp gần đền Preah Vihear. Đây là lần đấu súng đầu tiên xảy ra giữa hai bên trong thời gian dài qua cho dù hiện nay mỗi bên đang có hơn 2.000 quân đồn trú tại vùng biên giới gần ngôi đền này.

 

Báo điện tử Thairath đưa tin phía Campuchia nói rằng quân đội Thái Lan đã nã rốc-két 79 mm sang phía Campuchia lúc khoảng 3 giờ rưỡi chiều 3/10. Lập tức lính Campuchia bắn trả.

 

Sự tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia bắt nguồn từ việc phân định đường biên giới không rõ ràng giữa hai nước. Campuchia sử dụng bản đồ thời Pháp thuộc vẽ mà phía Thái Lan cho là có lợi cho Phnom Penh. Trong khi đó, phía Thái Lan sử dụng bản đồ mới được vẽ sau này với sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của Mỹ mà Campuchia cho là có lợi cho Bangkok.

 

vk

Bình luận