Chờ...

Trung Quốc mở các cơ sở tái chế rác mới sau khi nới lệnh cấm nhập khẩu rác

(VOH) – Trung Quốc đang lên kế hoạch mở 100 nhà máy tái chế rác thải quy mô lớn từ đây cho đến cuối năm 2020.

Đây là một phần trong chiến dịch đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên đang có sau khi quyết định nới thời hạn cho lệnh cấm nhập rác từ nước ngoài.

Trung Quốc mở 100 nhà máy tái chế rác thải công suất lớn để giải quyết lượng rác thải trong nước

Trung Quốc mở các cơ sở tái chế rác mới sau khi nới lệnh cấm nhập khẩu rác

Trung Quốc mở 100 nhà máy tái chế rác thải công suất lớn để giải quyết lượng rác thải trong nước. Ảnh: Reuters

Ngành công nghiệp sản xuất khổng lồ tại Trung Quốc nhiều năm qua đã cho kết quả bằng hàng triệu tấn rác thải. Phần lớn số rác thải được chôn trong các bãi rác ngổn ngang hoặc được xử lý bằng tay tại các xưởng xử lý rác không đủ điều kiện an toàn cho môi trường. Chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề bằng cách cho lập các cơ sở tái chế công nghiệp và cắt nguồn thu gom rác từ nước ngoài.

Theo Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin của nước này, 50 trong số 100 cơ sở tái chế rác sẽ dành cho chất thải rắn và 50 còn lại phục vụ tái chế chất thải công nghiệp của các ngành sản xuất kim loại, khai thác than, xây dựng, nông nghiệp và lâm nghiệp.

Các nhà máy này sẽ xử lý các chất thải là tác nhân gây hại cho môi trường và chuyển thành các sản phẩm có lợi cho cộng đồng nhất như xe đạp dùng chung, bao bì, pin, tấm năng lượng mặt trời. Các cơ sở này cũng là một nơi giúp thúc đẩy các công nghệ, sản phẩm và phương pháp tái chế tiên tiến.

Các dự án hay công ty xác nhận mở cửa hàng tại một trong các cơ sở mới này có thể được hưởng tài trợ đặc biệt từ chính phủ, theo thông tin từ tài liệu liên quan đến kế hoạch 100 cơ sở tái chế.

Ngành tái chế của Trung Quốc nhiều năm qua đã kiếm lợi từ nguồn rác thải chuyển từ Châu Âu và Mỹ, là nguồn được phân loại tốt do đó chi phí xử lý sẽ rẻ hơn so với việc tự xử lý trong nước.

Lượng phế liệu quốc tế nhập khẩu đạt mốc 60 tấn mỗi năm, tuy nhiên chính phủ đã có lệnh cấm việc nhập khẩu này bắt đầu từ năm 2017.

Lệnh cấm năm 2017 cấm 24 loại rác thải, gồm rác thải nhựa và giấy, sau đó mở rộng thêm danh mục với 16 loại rác thải mới bao gồm thép không gỉ phế liệu và titan - sẽ bị cấm đến cuối năm nay.

Tổng số rác thải rắn nhập khẩu đã giảm 48% trong năm 2018 và Trung Quốc có dự định chặn hoàn toàn việc nhập khẩu này khi đã có lượng thay thế tương ứng trong nước.

Nhiều cơ sở tái chế trong nước đã thử di dời cơ sở sang Đông Nam Á, bất chấp các điều luật nghiêm ngặt tại các quốc gia này, một số khác chuyển sang sử dụng nguyên liệu trong nước.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần nỗ lực hơn nữa để chuẩn hóa và tăng quy mô xử lý chất thải trong nước.

 

China starts new recycling drive as foreign trash ban widens

(Reuters) - China plans to launch 100 new large-scale recycling "bases" by the end of next year, part of a campaign to make better use of its resources after extending a ban on foreign trash imports.

A long manufacturing boom has saddled China with millions of tonnes of waste, much of which is buried in sprawling landfill sites or dismantled by hand in polluting backstreet workshops. It has vowed to tackle the problem by creating fully industrialized recycling bases and cutting off foreign supplies.

"Large volumes of solid waste are already impacting and restricting the high-quality development of the industrial economy," the Ministry of Industry and Information Technology said in a policy document issued late last week.

It said 50 new "comprehensive utilization" bases would deal with bulk solid waste and another 50 with industrial waste from sectors such as metals production, coal mining, construction, agriculture and forestry.

The bases will tackle waste with the biggest public impact, the ministry said, citing shared bicycles, packaging, batteries and solar panels as examples. They will also promote advanced technologies, products and recycling methods, it added.

Projects or companies approved to set up shop in one of these new bases can apply for special government funding, and China will also make use of new financing mechanisms, including green bonds, the document added.

China's recyclers have profited from waste shipped in from Europe and the United States, which is better sorted and therefore cheaper to treat than domestic material.

Imports reached 60 million tonnes a year at their peak, but the government has been steadily blocking shipments since 2017.

The initial 2017 ban on 24 types of imported waste, including plastic and paper, was extended at the end of 2018 to 16 new products, including scrap ships and automobile parts.

It said in December that it would also ban imports of more varieties of scrap steel, copper and aluminum from July, and another 16 products - including scrap stainless steel and titanium - will be blocked at the end of the year.

Total solid waste imports fell 48 percent on the year in 2018, and China eventually aims to block all imports that have readily available domestic replacements.

Many domestic recyclers have tried to move their facilities to Southeast Asia, despite tougher restrictions in Malaysia and elsewhere, and while some have started to switch to domestic feedstock, China still needs to do more to standardize and scale up the treatment of local waste.

"Some items just can't be imported anymore, including plastics ... but domestic waste and imports are handled by different people, and they are not part of the same system," said Wang Wang, secretary general of the China Scrap Plastic Association.

Bình luận