Chờ...

Kết quả SEA Games 31 ngày 14/5: Việt Nam bỏ xa các đối thủ trên bảng tổng sắp

(VOH) - Kết thúc ngày thi đấu 14/5, đoàn thể thao Việt Nam tiếp tục “bội thu” huy chương.

Đoàn thể thao Việt Nam bỏ xa đối thủ trên bảng tổng sắp huy chương

Kết thúc ngày thi đấu 14/5, đoàn thể thao Việt Nam tiếp tục “bội thu” huy chương khi thu về tổng cộng 15 HCV, 15 HCB và 3 HCĐ. Rowing là môn thi đấu giành nhiều HCV nhất trong ngày với 4 nội dung đem vinh quang về cho thể thao nước nhà. Trong khi đó  Bơi và Điền kinh cũng có 3 nội dung giành HCV.

Kết quả SEA Games 31 ngày 14/5: Việt Nam bỏ xa các đối thủ trên bảng tổng sắp
Đoàn thể thao Việt Nam bỏ xa đối thủ trên bảng tổng sắp huy chương.

 

VĐV thi đấu xuất sắc nhất trong ngày 14/5 chắc chắn phải kể đến cái tên Nguyễn Thị Oanh ở bộ môn điền kinh. Cô gái vàng của thể thao Việt Nam tỏ ra hoàn toàn áp đảo ở 2 nội dung sở trưởng là 1500m nữ và 5000m nữ. Ngoài Nguyễn Thị Oanh, Thúy Vi cũng đã có tấm HCV thứ 2 tại SEA Games 31 sau khi tiếp tục vô địch ở nội dung thương thuật Wushu.

Tuy nhiên ngày thi đấu 14/5 cũng để lại nhiều sự nuối tiếc. Cả 2 đội tuyển bóng rổ nam và nữ 3x3 đều đã phải nhận thất bại trong trận chung kết với tỷ số sát nút trước đội tuyển Thái Lan. Tuy nhiên đây cũng là thành tích rất đang ghi nhận của môn thể thao còn khá mới như bóng rổ.

Thành tích đoàn thể thao Việt Nam ngày 14/5:

Huy chương Vàng (15 HCV)

  • Nguyễn Thị Oanh: 1500m nữ, 5000m nữ
  • Phạm Thị Huệ: Thuyền đơn nữ hạng nặng Rowing
  • Dương Thúy Vi: Thương thuật Wushu
  • Lường Thị Thảo và Đinh Thị Hảo: Thuyền đôi nữ hạng nhẹ hai mái chèo Rowing
  • Phạm Thị Thảo và Nguyễn Thị Giang: Thuyền đôi nữ hạng nặng hai mái chèo Rowing
  • Phạm Thị Ngọc Anh, Lê Thị Hiền, Hà Thị Vui, Dư Thị Bông: Thuyền bốn nữ hạng nhẹ một mái chèo Rowing
  • Nguyễn Tiến Nhật: Kiếm 3 cạnh nam
  • Lương Đức Phước: Điền kinh 1500m nam
  • Trần Hoàng Duy Thuận: Thể hình hạng cân 75kg
  • Nguyễn Hoài Văn: Ném lao nam
  • Nguyễn Huy Hoàng: Bơi 1500m tự do nam
  • Phạm Thanh Bảo: 100m ếch nam
  • Bơi lội: 4x400m tiếp sức tự do nam
  • Lại Lý Huynh và Nguyễn Thành Bảo: Đồng đội nam cờ nhanh, cờ tướng.

Huy chương Bạc (15 HCB)

  • Khuất Phương Anh: 1500m nữ
  • Trần Dương Nghĩa và Phạm Mạnh Linh: Rowing
  • Vũ Ngọc Khánh và Phạm Chung: Rowing
  • Bùi Văn Hoàng: Rowing
  • Ngần Ngọc Nghĩa: 200m nam
  • Phạm Thị Hồng Lệ: 5000m nữ
  • Đồng đội nữ: Thể dục dụng cụ
  • Bóng rổ nữ 3x3
  • Nguyễn Hữu Kim Sơn: Bơi 1500m tự do nam
  • Bóng rổ nam 3x3
  • Lê Thị Mỹ Thảo: Bơi 200m bướm nữ
  • Thể dục dụng cụ: Đồng đội nữ
  • Điền kinh: Tiếp sức 4x400m hỗn hợp
  • Paul Lê Nguyễn: Bơi 100m ngửa
  • Nhật Thảo: 200m bơi bướm nữ

Huy chương Đồng (3 HCĐ)

  • Nông Văn Hữu: Nam quyền nam wushu
  • Phương Giang: Đao thuật nữ Wushu
  • Đội tuyển bóng bàn nữ

BẢNG TỔNG SẮP HUY CHƯƠNG SEA GAMES 31

STT

Quốc gia

HCV

HCB

HCĐ

Tổng

1

Việt Nam

39

30

28

97

2

Thái Lan

14

14

29

57

3

Indonesia

13

17

8

38

4

Malaysia

13

7

20

40

5

Philippines

12

18

22

52

6

Singapore

9

10

13

32

7

Myanmar

3

4

7

14

8

Campuchia

1

3

4

8

9

Brunei

1

1

1

3

10

Lào

0

1

4

5

11

Timor Leste

0

0

0

0

Singapore bị tước HCV, tranh cãi nảy lửa ở môn bơi SEA Games 31

Ở nội dung tiếp sức 4x100 tự do nam, kết quả được BTC công bố sau khi cuộc tranh tài kết thúc, Singapore giành HCV, Malaysia HCB, còn chủ nhà Việt Nam giành HCĐ. Tuy nhiên, kết quả này sau đó đã thay đổi bất ngờ.

Các trọng tài xác định kình ngư của Singapore và Malaysia phạm quy xuất phát, vì vậy bị hủy thành tích. Trong đó, nhà cựu vô địch Olympic 2016 J.Schooling chính là kình ngư của đội bơi Singapore phạm quy khi xuất phát. Với thay đổi "phút 89" này, từ vị trí HCĐ, đội bơi tiếp sức Việt Nam được đôn lên nhận HCV, còn  HCB thuộc về Indonesia và Thái Lan giành HCĐ.

Kết quả SEA Games 31 ngày 14/5: Việt Nam bỏ xa các đối thủ trên bảng tổng sắp
Kết quả chung cuộc ở nội dung 4x100 m tiếp sức tự do.

Từ chỗ là đội giành HCV, đoàn Singapore mất trắng huy chương ở nội dung 4x100 tự do nam. Các thành viên đội tuyển bơi lội Singapore đã tranh cãi gay gắt với tổ trọng tài môn bơi SEA Games 31. Điều rất đáng chú ý là Tổng trọng tài môn bơi và là người đưa ra quyết định tước HCV của Singapore là trọng tài người... Singapore.

Với tuyển bơi Việt Nam, đây là tấm HCV thứ 3 trong ngày 14/5. Trước đó, Nguyễn Huy Hoàng đã đem về HCV đầu tiên ở chung kết 1.500 m tự do. Sau đó, Phạm Thanh Bảo giành HCV 100 m ếch và phá kỷ lục đại hội với thời gian 1 phút 01 giây 17.

Ngoài ra, đội bơi cũng có 3 tấm HCB đến từ Nguyễn Hữu Kim Sơn (1.500 m tự do nam) Lê Nguyễn Paul (100 m bướm nam) và Lê Thị Mỹ Thảo (200 m bướm nữ).

Ngày vàng không trọn vẹn của điền kinh Việt Nam

Trong ngày thi đấu 14/5, Nguyễn Thị Oanh được xướng tên tới 2 lần trên bảng vàng. Cô gái cao chưa tới 1,6 m đã xuất sắc về nhất ở 2 nội dung 1.500 m và 5.000 m nữ. Đây đã là kỳ đại hội thứ 2 liên tiếp Oanh giành 2 HCV trong cùng một ngày.

Điền kinh Việt Nam tiếp tục thể hiện sức mạnh ở các cự ly trung bình, khi cuộc cạnh tranh HCV 1.500 m giữa 2 vận động viên Lương Đức Phước và Trần Văn Đảng. Cả hai đều có lần đầu dự SEA Games nhưng đã thực hiện tốt vai trò kế thừa đàn anh Dương Văn Thái để lại. Kết quả là Đức Phước, chàng trai sinh năm 2002, bứt tốc mạnh mẽ trong khoảng 100 m cuối và thắng sít sao với thời gian 3 phút 54 giây 37. Sau chuỗi 4 kỳ SEA Games giành vàng liên tiếp của Văn Thái, điền kinh Việt Nam có những tài năng kế thừa để tiếp tục khẳng định vị thế.

Kết quả SEA Games 31 ngày 14/5: Việt Nam bỏ xa các đối thủ trên bảng tổng sắp
Điền kinh Việt Nam tiếc nuối với cú sảy vàng ở nội dung 4x400m tiếp sức nữ.

Chỉ sau đó ít phút, Nguyễn Hoài Văn bất ngờ đem về tấm HCV thứ 4 cho điền kinh ở nội dung ném lao với thông số 70,87 m. Anh đổi màu huy chương thành công sau tấm HCĐ cách đây 3 năm. Đây cũng là HCV ném lao đầu tiên của Việt Nam tại SEA Games sau 11 năm, kể từ khi Nguyễn Trường Giang làm được năm 2011.

Ngần Ngọc Nghĩa đem về tấm HCB nội dung 200 m nam với thời gian 20 giây 74. Không có được tấm HCV bởi đối thủ Thái Lan quá mạnh, nhưng Nghĩa phá kỷ lục quốc gia tới 2 lần trong ngày, do đàn anh Lê Trọng Hinh lập tại SEA Games 2015 (20 giây 89).

Tiếc nuối lớn nhất trong ngày là cú sảy vàng ở nội dung 4x400 m tiếp sức nam nữ. 3 năm trước, đội Việt Nam đã xuất sắc giành HCV, nhưng lần này, họ chỉ có thể về nhì. Đội hình vẫn còn những gương mặt như Trần Nhật Hoàng, Trần Đình Sơn và Quách Thị Lan, còn Nguyễn Thị Huyền thay thế Nguyễn Thị Hằng. Sau 2 lượt đầu chạy tốt, Việt Nam đã để Thái Lan dần bắt kịp và ở những khoảnh khắc cuối, Lan đã thất bại. Thái Lan giành HCV với 3 phút 19 giây 29, còn Việt Nam nhận HCB với 3 phút 19 giây 37.

Bóng rổ nữ Việt Nam tạo kỳ tích ở SEA Games 31

ĐT bóng rổ nữ Việt Nam đã đi vào lịch sử tại một kỳ SEA Games nhờ thành tích có mặt trong trận chung kết nội dung 3x3. Đối thủ của tuyển nữ Việt Nam ở trận tranh huy chương vàng là nữ Thái Lan.

Các cầu thủ nữ Thái Lan chứng tỏ vì sao họ toàn thắng 6 trận ở vòng bảng khi liên tiếp dẫn điểm ngay từ khi khai cuộc. Tuyển nữ Việt Nam nỗ lực bám đuổi nhưng trước đối thủ mạnh, thầy trò HLV Eric Weissling chấp nhận để thua với tỷ số 19-21.

Kết quả SEA Games 31 ngày 14/5: Việt Nam bỏ xa các đối thủ trên bảng tổng sắp
Tuyển bóng rổ nữ Việt Nam tạo nên kỳ tích tại SEA Games 31 nội dung 3x3.

Dù vậy, đây cũng có thể coi là thành công của bóng rổ nữ Việt Nam. Lần đầu tiên tuyển nữ bóng rổ Việt Nam vào chung kết một kỳ SEA Games và đoạt tấm huy chương bạc. Trước đó, trong trận bán kết, tuyển nữ Việt Nam đòi nợ thành công Indonesia sau khi để thua ở vòng bảng. Sự xuất sắc của cặp chị em Thảo My và Thảo Vy giúp đội nữ thắng chung cuộc với tỷ số 19-16.

Đội hình 3x3 của đội tuyển bóng nữ Việt Nam tại SEA Games lần này có sự hiện diện của Trương Thảo My, Trương Thảo Vy, Trần Thị Anh Đào, Huỳnh Thị Ngoan.

Bình luận