Chờ...

Những điểm nhấn tại vòng bảng World Cup 2022

(VOH) - Vòng bảng World Cup 2022 đã khép lại với rất nhiều bất ngờ khi có đến 2 ứng viên cho không vượt qua vòng bảng, cùng với đó là sự tỏa sáng của các đại diện đến từ châu Á và châu Phi.

Vòng bảng World Cup 2022 đã liên tiếp xuất hiện các cơn “địa chấn”, chủ nhân của nó là các đại diện đến từ châu Á và châu Phi.

Ả-Rập Xê-Út đã mở hàng cho những bất ngờ đã qua bằng chiến thắng ngược 2-1 trước ứng viên Argentina, Nhật Bản nối gót bằng chiến thắng ngược 2-1 khác trước tuyển Đức, Bỉ thua trắng Morocco 0-2, Tunisia "hạ nhục" Pháp 1-0, Nhật Bản thắng Tây Ban Nha 2-1, Bồ Đào Nha gục ngã 1-2 trước Hàn Quốc rồi Cameroon xuất sắc quật ngã Brazil 1-0.

Những diễn biến đầy bất ngờ đã khiến vòng bảng diễn ra vô cùng kịch tính. Chỉ có Pháp, Brazil và Bồ Đào Nha là giành vé đi sớm sau hai lượt trận. Các tấm vé còn lại phải chờ đến lượt trận cuối mới xác định được.

Những điểm nhấn tại vòng bảng World Cup 2022: Châu Á cán cột mốc mới
Rất nhiều bất ngờ đã xảy ra ở vòng bảng World Cup 2022.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia giúp châu Á lập kỷ lục mới

Với việc Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia giành vé vượt qua vòng bảng trên đất Qatar, châu Á có lần đầu tiên có đến 3 đội tuyển giành vé vào vòng knock-out một kỳ World Cup.

Trước đây, châu Á chỉ có nhiều nhất là hai đội tuyển vượt qua vòng bảng ở các kỳ giải 2002 và 2010. Năm 2002, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng là hai đồng chủ nhà, đi tiếp. Hàn Quốc năm đó thậm chí vào đến bán kết. Đến 2010 tại Nam Phi, Nhật Bản và Hàn Quốc tái lập thành tích khi vào vòng 1/8, nhưng dừng bước ngay sau đó.

Những điểm nhấn tại vòng bảng World Cup 2022: Châu Á cán cột mốc mới
Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia giúp châu Á lập kỷ lục mới.

 

Tại Qatar năm nay, trong nhóm châu Âu, có tám trong 13 đội tuyển vượt qua vòng bảng, gồm Hà Lan, Anh, Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Croatia, Thụy Sĩ và Bồ Đào Nha.

Châu Phi chỉ còn hai đại diện là Senegal và Morocco vào vòng 1/8 từ năm đội tuyển ban đầu. Nam Mỹ góp hai đại diện là Brazil và Argentina. Khu vực CONCACAF chỉ có Mỹ vượt qua vòng bảng.

Chủ nhà Qatar lập kỷ lục buồn

Trình độ của tuyển Qatar chỉ đứng ở tầm trung tại châu Á. Việc được làm chủ nhà một kỳ World Cup đã giúp quốc gia vùng vịnh này lần đầu tiên góp mặt ở sân chơi lớn nhất hành tinh.

Sự non nớt về kinh nghiệm và trình độ có khoảng cách lớn với các đội tuyển tại giải đấu đã khiến Qatar toàn thua sau 3 trận đấu tại vòng bảng.

Với thành tích này, chủ nhà Qatar đã xác lập kỷ không mong muốn trong lịch sử World Cup khi trở thành đội chủ nhà đầu tiên bị loại chỉ sau 2 trận đấu đầu tiên tại vòng bảng.

Ứng viên Bỉ và Đức sớm dừng bước tại vòng bảng

Hai ứng viên hàng đầu cho chức vô địch là Đức và Bỉ đã gây thất vọng lớn khi sớm dừng bước ngay tại vòng bảng.

Tại bảng E, Đức được nhận định sẽ cùng Tây Ban Nha giành 2 chiếc vé vào vòng 1/8. Tuy nhiên, Cỗ xe tăng đã gây thất vọng nặng nề khi để thua 1-2 trước Nhật Bản trong ngày ra quân. Họ đã nỗ lực cầm hòa Tây Ban Nha 1-1 và thắng Costa Rica 4-2 nhưng như thế là chưa đủ khi Nhật Bản bất ngờ thắng 2-1 trước Tây Ban Nha và giành vé đi tiếp.

Những điểm nhấn tại vòng bảng World Cup 2022: Châu Á cán cột mốc mới
Đức ôm hận sau thất bại trước Nhật Bản ở trận ra quân.

Tại bảng F, đội đang xếp hạng thứ 2 thế giới trên BXH FIFA là Bỉ cũng chỉ đứng thứ 3 chung cuộc. Bầy Quỷ đỏ thắng chật vật Canada 1-0 ngày ra quân trước khi bất ngờ để thua Morocco 0-2 và hòa không bàn thắng với Croatia ở lượt trận cuối.

Những điểm nhấn tại vòng bảng World Cup 2022: Châu Á cán cột mốc mới
Tuyển Bỉ gây thất vọng với cách mà họ thể hiện tại World Cup lần này.

Một đội bóng được đánh giá cao khác là Uruguay cũng bị loại một cách tức tưởi. Họ đứng thứ 3 tại bảng H, bằng điểm với Hàn Quốc nhưng kém hơn về số bàn thắng ghi được.

Đan Mạch cũng có một giải đấu không xứng với kỳ vọng. Những chú lính chì từng tạo nên bất ngờ tại EURO 2020 và thi đấu xuất sắc tại vòng loại World Cup nhưng rốt cuộc chỉ đứng cuối tại bảng D với 1 điểm.

Không có đội nào toàn thắng tại vòng bảng

Vòng bảng World Cup 2022 cũng không có đội tuyển nào giành 9 điểm tuyệt đối. Trong 8 đội đầu bảng, chỉ Hà Lan, Anh và Morocco kiếm được 7 điểm. Năm đội đầu bảng còn lại gồm Argentina, Brazil, Nhật Bản, Pháp và Bồ Đào Nha đều có 6 điểm.

Lần thứ tư World Cup không đội toàn thắng vòng bảng, sau 1994, 1962 và 1958. Đáng chú ý, Brazil vô địch cả ba kỳ World Cup đó.

Những điểm nhấn tại vòng bảng World Cup 2022: Châu Á cán cột mốc mới
Richarlison là tiền đạo tốt nhất của Brazil tại vòng bảng World Cup 2022.

Giải năm nay cũng chứng kiến số đội tuyển bất bại ở vòng bảng ít nhất kể từ năm 1994, là Hà Lan, Mỹ, Anh, Croatia, Morocco. Kỷ lục về số đội bất bại nhiều nhất qua vòng bảng thuộc về các năm 1998 và 2002, với 12 đội.

Tính trong các đội góp mặt tại vòng 1/8 World Cup 2022, Mỹ và Ba Lan có hàng công tệ nhất khi chỉ ghi hai bàn ở vòng bảng. Xếp trên lần lượt là Australia, Brazil (3), Hàn Quốc, Croatia, Nhật Bản, Morocco, Thụy Sĩ (4), Argentina, Hà Lan, Senegal (5), Pháp, Bồ Đào Nha (6), Tây Ban Nha, Anh (9).

120 bàn thắng được ghi sau vòng bảng

Qua 48 trận vòng bảng, đã có 120 bàn, trung bình 2,5 bàn mỗi trận. Trong đó, thành tích tốt nhất thuộc về Enner Valencia (Ecuador), Marcus Rashford (Anh), Kylian Mbappe (Pháp), Alvaro Morata (Tây Ban Nha), Cody Gakpo (Hà Lan) với cùng ba bàn. Trong số này, chỉ Valencia không còn cơ hội nâng cao thành tích.

Có 18 cầu thủ ghi được hai bàn, với Lionel Messi, Richarlison, Andrej Kramaric, Bukayo Saka, Olivier Giroud, Ritsu Doan, Bruno Fernandes, Cho Gue-sung, Ferran Torres và Breel Embolo tiếp tục thi đấu ở vòng 1/8.

Sau vòng bảng, có bốn HLV chia tay đội tuyển là Robert Martinez, Tata Martino (Mexico), Carlos Queiroz (Iran) và Otto Addo (Ghana).

Kỷ lục của những lão tướng

Tại vòng bảng World Cup 2022, có 3 cầu thủ lớn tuổi nhất góp mặt (cùng 39 tuổi). Đó là Atiba Hutchinson (Canada), Pepe (Bồ Đào Nha) và Dani Alvez (Brazil).

Hutchinson mang băng đội trưởng của Canada và chơi ấn tượng ở hai trận đấu gặp Bỉ và Croatia. Tuy nhiên, đội hình của Canada không có nhiều nhân tố nổi bật ngoài Alphonso Davies. Do đó đội bóng vùng CONCACAF không thể tạo bất ngờ và sớm chia tay giải đấu với 3 thất bại.

Những điểm nhấn tại vòng bảng World Cup 2022: Châu Á cán cột mốc mới
Pepe vẫn chơi ấn tượng ở tuổi 39.

Szczesny của Ba Lan cứu thua nhiều nhất

Với việc từ chối cú đá 11 mét của Lionel Messi trong trận gặp Argentina, Szczesny đã trở thành thủ môn thứ 3 kể từ năm 1966 cản phá thành công 2 quả penalty liên tiếp trong một VCK World Cup (không tính loạt sút luân lưu) sau Brad Friedel năm 2002 và Jan Tomaszewski năm 1974.

Trước đó là tình huống cản phá thành công quả phạt 11m của Al Dawsari ở trận thắng Ả-Rập Xê-Út 2-0 tại lượt trận thứ hai.

Những điểm nhấn tại vòng bảng World Cup 2022: Châu Á cán cột mốc mới
Szczesny của Ba Lan cứu thua nhiều nhất.

Szczesny đã phải đối mặt với 20 pha dứt điểm trúng đích và cứu thua 18 lần trong số đó. Đây là con số cao hơn bất kỳ đồng nghiệp nào khác cho tới thời điểm này của World Cup 2022.

Theo thống kê từ Opta, số cú sút trúng đích ấy có trị giá 6,3 bàn. Ba Lan chỉ lọt lưới 2 lần ở vòng bảng, nên không có gì ngạc nhiên khi Szczesny dẫn đầu ở khoản cứu thua so với tất cả các thủ môn còn lại.

Antoine Griezmann tạo ra nhiều cơ hội cho đồng đội nhất

Antoine Griezmann đang trình diễn phong độ ấn tượng trong màu áo tuyển Pháp tại World Cup 2022. Anh hiện đứng số 1 ở khoản tạo cơ hội với 11 lần. Đường kiến tạo cho Mbappe lập công trước Đan Mạch là lần dọn cỗ thứ 26 của anh trong màu áo tuyển Pháp, cân bằng thành tích với Zinedine Zidane.

Những điểm nhấn tại vòng bảng World Cup 2022: Châu Á cán cột mốc mới
Antoine Griezmann tạo ra nhiều cơ hội cho đồng đội nhất.

Jamal Musiala có số lần rê bóng nhiều nhất

Dù Đức đã bị loại song không thể phủ nhận tài năng của Jamal Musiala. Ngôi sao tuổi teen đơn giản là rất xuất sắc, khi anh có 32 lần rê bóng qua 3 trận đấu, nhiều hơn ít nhất 10 lần so với bất kỳ cầu thủ nào.

Tỷ lệ thành công trong các pha rê dắt của Musiala là 60%, chỉ kém mỗi Ismaila Sarr (72%). Dĩ nhiên, các pha đi bóng của Musiala còn đem đến những sản phẩm cuối cùng. Tiền vệ trẻ này đã tạo ra 11 cơ hội ăn bàn từ việc rê dắt. Trong số đó, có 6 lần anh đi bóng và tự mình dứt điểm.

Những điểm nhấn tại vòng bảng World Cup 2022: Châu Á cán cột mốc mới
Jamal Musiala có số lần rê bóng nhiều nhất.
Bình luận