Bà con nông dân cẩn trọng trong nuôi tôm thẻ chân trắng
(VOH) - Sáng 14/8, tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, Trung tâm Khuyến nông TPHCM tổ chức cuộc hội thảo nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn theo vùng quy hoạch của ngành nông nghiệp TP. Theo đó tại Cần Giờ đã thẩm định được 3 vùng nuôi tôm chân trắng đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích gần 1.300 ha ở 3 xã là An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn. Hiện các, phòng ban chức năng đang xây dựng quy trình, thủ tục, thời gian cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi tôm chân trắng cho người nuôi tôm ở các xã trên. Với giá bán hiện nay là 50.000 đồng/kg, người nuôi có lãi 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nuôi tôm chân trắng cũng có một số khó khăn như giá tôm giống cao, chất lượng tôm giống phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp, vẫn còn tình trạng tôm giống nhập lậu có chất lượng thấp, đồng thời vẫn bị bệnh đốm trắng như tôm sú. Do nuôi tôm chân trắng ở mật độ cao 110 con/mét vuông nên ao nuôi phải có mức nước sâu, hệ thống sục khí đầy đủ. Do vậy, chỉ thích hợp đối với khu vực có đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng. Ông ĐỖ Thắng Tiên, Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Cần Giờ đề xuất:
Mặc dù vậy, việc phát triển nuôi tôm chân trắng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ông Phạm Lâm Chính Văn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thú y thủy sản TPHCM cho biết:
Qua lắng nghe ý kiến của bà con nuôi tôm và của ban ngành chức năng, ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM có khuyến cáo với người nuôi tôm thẻ chân trắng:
Từ đầu năm 2008 đến nay, qua triển khai thí điểm trên địa bàn huyện đã có 90 hộ thả nuôi hơn 75 triệu tôm giống chân trắng trên diện tích gần 120 ha. Đến tháng 8 vừa qua, có 37 hộ thu hoạch tôm, trên diện tích 56 ha, sản lượng 240 tấn, số hộ có lãi đạt trên 70%. Tuy nhiên, để mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con nông dân vẫn cần cẩn trọng trong việc khảo sát điều kiện tự nhiên, mức đầu tư và kiến thức khoa học, kỹ thuật khi phát triển tôm thẻ chân trắng này.
Nguyễn Thắng