Chờ...

Giá cà phê hôm nay 14/10/2022: Bất ngời lao dốc không phanh

(VOH)-Giá cà phê ngày 14/10 giảm mạnh thêm 800 đồng/kg. Thị trường cà phê thế giới tiếp tục có phiên giảm sâu sau khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9 của Mỹ được công bố.

Giá cà phê trong nước hôm nay giảm 800 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 45.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 45.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 800 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 45.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 45.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 800 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 45,800 đồng/kg, , tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 45,600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 800 đồng/kg, giá ở Pleiku là 45,600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 45,600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  giảm 800 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45,600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 800 đồng/kg, dao động ở 45,600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 800 đồng/kg, dao động ở 49,600 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

45,300

-800

Lâm Hà (Robusta)

45,300

-800

 Di Linh (Robusta)

45,200

-800

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

45,800

-800

Buôn Hồ (Robusta)

45,600

-800

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

45,600

-800

Ia Grai (Robusta)

45,600

-800

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

45,600

-800

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

45,600

-800

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

49,600

-800

FOB (HCM)

2,154

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 14/10/2022
Ảnh minh họa: internet

Chuyên gia dự báo: Trong tuần này, giá cà phê thế giới có xu hướng tiếp tục giảm nhẹ. Ở điều kiện tích cực nhất sẽ giữ được giá như tuần trước. Theo ảnh hưởng của giá cà phê thế giới, giá cà phê trong nước trong tuần này dự kiến cũng sẽ đi ngang, tuy nhiên, khả năng giảm điểm là không cao do sản lượng cà phê dự trữ không nhiều.

Về thị trường trong nước, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tính chung 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 1,35 triệu tấn, trị giá 3,07 tỷ USD, tăng 13,7% về lượng và tăng 37,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu, xuất khẩu cà phê Robusta, Arabica và cà phê chế biến tăng, nhưng xuất khẩu cà phê Excelsa giảm. Hiện, xuất khẩu cà phê Robusta tăng tại các thị trường như Đức, Ý, Bỉ, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nga, Anh… Ngược lại, xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang một số thị trường khu vực châu Á giảm, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.

Hiện EU hiện đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta. Cùng với việc chú trong chất lượng, gia tăng các sản phẩm cà phê chế biến sâu, hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng đóng góp không nhỏ giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh UKVFTA mang lại. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường này, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland.

Giá cà phê thế giới lao dốc

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 14/10, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2022 giảm 43 USD/tấn ở mức 2.099 USD/tấn, giao tháng 1/2023 giảm 44 USD/tấn ở mức 2.097 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 giảm 7,6 cent/lb, ở mức 202,15 cent/lb, giao tháng 3/2023 giảm 5,35 cent/lb, ở mức 196,05 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 14/10/2022: Bất ngời lao dốc không phanh 2
Giá cà phê hôm nay 14/10/2022: Bất ngời lao dốc không phanh 3

Thị trường cà phê tiếp tục có phiên giảm sâu sau khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9 của Mỹ được công bố. Thị trường hàng hóa nói chung theo đó mà suy sụp. Trong đó, Robusta giảm mức sâu nhất 2 tháng qua, còn Arabica ở mức thấp nhất 3 tháng.

Theo hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe), xuất khẩu cà phê tháng 9 của Brazil đạt 3.07 triệu bao, tăng 7.10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cà phê Arabica tăng 18% và Robusta giảm 62.2% so với cùng kỳ năm trước. Điều này lý giải vì sao mức giảm giá của Arabica mạnh hơn Robusta trong 2 phiên vừa qua.

Số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, tháng 8/2022, Mỹ nhập khẩu cà phê đạt 135,25 nghìn tấn, trị giá 826,6 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 12,7% về trị giá so với tháng 7/2022, so với tháng 8/2021 giảm 11,9% về lượng, nhưng tăng 23,3% về trị giá.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, Mỹ nhập khẩu cà phê đạt 1,128 triệu tấn, trị giá 6,45 tỷ USD, tăng 3,6% về lượng và tăng 46,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 8/2022, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ đạt mức 6.111 USD/tấn, tăng 2,7% so với tháng 7/2022 và tăng 40% so với tháng 8/2021.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ đạt mức 5.722 USD/tấn, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ tăng từ tất cả các nguồn cung chính. Tốc độ tăng cao nhất từ Brazil (tăng 71,5%); tăng thấp nhất từ Việt Nam (tăng 29,2%).

8 tháng đầu năm 2022, Mỹ nhập khẩu cà phê từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các nguồn cung cà phê chủ yếu cho Mỹ gồm: Brazil, Colombia, Việt Nam, Guatemala, Mexico.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, Mỹ tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung chính, ngoại trừ Brazil. Số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho biết, 8 tháng đầu năm 2022, Mỹ nhập khẩu cà phê từ Brazil đạt xấp xỉ 311,45 nghìn tấn, trị giá 1,31 tỷ USD, giảm 1,3% về lượng, nhưng tăng 69,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 20,82% trong 8 tháng đầu năm 2022, thấp hơn so với thị phần 21,55% trong 8 tháng đầu năm 2021.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ ba cho Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu đạt 96,53 nghìn tấn, trị giá 227,46 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 35,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng từ 6,27% trong 8 tháng đầu năm 2021 lên 6,45% trong 8 tháng đầu năm 2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận