Chờ...

Giá cà phê hôm nay 14/9/2019: Giảm tiếp 200- 300 đồng/kg tại các tỉnh Tây nguyên và miền Nam

(VOH) - Giá cà phê ngày 14/9 tiếp tục giảm thêm 200-300 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá giảm theo giá cà phê thế giới.

Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm thêm 200 đồng/kg, huyện Bảo Lộc giá cà phê  về mức 32.800 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh giá cà phê  về  ngưỡng 32.7000 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 200 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê giảm về ngưỡng 33.800 đồg/kg và tại Buôn Hồ giảm về  mức 33.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg  về mức  33.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  giảm 200 đồng/kg  về ngưỡng 33.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  giảm 300 đồng/ kg  về mức 33.800 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  giảm 300 đồng/kg về mức  34.900đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

32,800

-200

— Di Linh (Robusta)

32,700

-200

— Lâm Hà (Robusta)

32,700

-200

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

33,800

-200

— Buôn Hồ (Robusta)

33,600

-200

GIA LAI

— Ia Grai (Robusta)

33,300

-200

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

33.300

-200

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

33.800

-300

HỒ CHÍ MINH

— R1

34,900

-300

Giá cà phê hôm nay 14/9/2019

Ảnh minh họa: internet

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 8 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 220 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với tháng 7/2019, so với tháng 8/2018 giảm 15,1% về lượng và giảm 21,9% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê trong tháng 8/2019 đạt mức 1.692 USD/tấn, giảm 1,4% so với tháng 7/2019 và giảm 8,1% so với tháng 8/2018. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt mức 1.706 USD/tấn, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,19 triệu tấn, trị giá 2,03 tỉ USD, giảm 10,3% về lượng và giảm 20% về trị giá so với 8 tháng đầu năm 2018. 

Theo Cục Chế biến và Phát triển Nông sản, giá cà phê trong tháng 8 giảm khiến nguồn cung cà phê sụt giảm ở các nước trồng cà phê chính. Reuteurs đưa tin một số người trồng cà phê ở Colombia và Trung Mỹ đã bỏ vườn vì giá cà phê quá thấp trong khi chi phí sản xuất cao.

Về góc độ thương mại, cà phê giảm là một yếu tố thuận lợi kích thích các nước nhập khẩu tiêu dùng và dự trữ cà phê nhiều hơn, đặc biệt là khối EU với cà phê là một trong những đồ uống được ưa chuộng.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo, giá cà phê trong ngắn hạn sẽ tăng do nguồn cung có phần sụt giảm từ các nước sản xuất chính, tuy nhiên giá sẽ vẫn ở mức thấp trong nhiều năm. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng cà phê tăng nhanh hơn so với sản xuất sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu cà phê trong trung và dài hạn.

Tăng trưởng sản lượng cà phê trong 9 tháng đầu niên vụ 2018/19 chỉ đạt 1,9% trong khi tăng trưởng tiêu dùng đạt mức 2,1%.

Giá cà phê thế giới giảm

Trên thị trường thế giới, 9h00 ngày 14/9/2019 giá cà phê robusta giao tháng 14/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) giảm 13USD/tấn, tương đương 0,98%, về mức 1.318USD/tấn, giá cà phê giao tháng 01/2020 giảm 12USD/tấn, tương đương 0,88%, về mức 1.344 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 03/2020 giảm 12USD/tấn, tương đương 0,87%, về mức 1.371USD/tấn, giá cà phê giao tháng 05/2020 giảm 11 USD/tấn, tương đương 0,78%  về mức 1.398USD/tấn.

Giá cà phê arabica giao tháng 12/2018 trên sàn (ICE Futures US) 9h00 ngày  14/9/2019, giảm 0,85USD/tấn, tương đương 0,82% về mức 1.027USD/tấn, giá giao tháng 3/2020 giảm 0,85USD/tấn, tương đương 0,79% về mức 1.063USD/tấn, giá giao tháng 5/2020 giảm 0,85 USD/tấn, tương đương 0,78%, về mức 1.086USD/tấn, giá giao tháng 7/202 giảm 0,90USD/tấn, tương đương 0,81%, về mức 1.107USD/tấn.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/19

1318

-13

-0.98

6518

1333

1315

1330

1331

69182

01/20

1344

-12

-0.88

4766

1359

1342

1356

1356

31485

03/20

1371

-12

-0.87

1931

1386

1369

1383

1383

18081

05/20

1398

-11

-0.78

265

1409

1398

1409

1409

7419

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/19

102.75

-0.85

-0.82

20075

103.60

102.05

103.25

103.60

128904

03/20

106.30

-0.85

-0.79

6608

107.15

105.60

107

107.15

55471

05/20

108.60

-0.85

-0.78

4991

109.30

107.95

109.30

109.45

28253

07/20

110.75

-0.90

-0.81

1669

111.35

110.05

111.25

111.65

20476

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), Trong giai đoạn 8 tháng đầu năm, Brazil đã xuất khẩu 31,83 triệu bao cà phê xanh, tăng 38,4% so với cùng kì năm ngoái và chiếm khoảng 31,9% tổng số lượng cà phê xanh toàn cầu.

Xuất khẩu cà phê xanh từ Việt Nam đạt 22 triệu bao, chiếm 22% tổng số và trở thành nhà xuất khẩu cà phê xanh lớn thứ hai thế giới.

Cà phê xanh xuất khẩu của Colombia tăng 7,1% lên 10,52 triệu bao khi sản lượng tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu từ cả Honduras và Uganda đều giảm lần lượt 2,3% và 3,1% xuống còn 6,29 triệu bao và 3,6 triệu bao.

Các thị trường chính của cà phê xanh là Mỹ, Đức, Bỉ, Italy và Nhật Bản. Tổng khối lượng xuất khẩu đến 5 quốc gia này đạt 32,48 triệu bao, chiếm 32,5% tổng lượng cà phê xanh xuất khẩu trong tháng 10 đầu năm.

Mexico, Colombia, Việt Nam, Brazil và Cộng hòa Dominican đại diện cho 5 nhà xuất khẩu cà phê rang xay lớn nhất thế giới, chiếm 92,7% tổng số.

Mexico xuất khẩu 183.832 bao cà phê rang trong khi Colombia xuất khẩu 124.560 bao. Xuất khẩu cà phê rang xay từ Việt Nam giảm 19,8% còn 116.407 bao và từ Brazil giảm 1,1% xuống còn 15.874 bao.

Trong một thông tin khác, theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu cà phê của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 889.184 tấn, trị giá 2,913 tỷ USD, tăng 10% về lượng và tăng 0,9% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018. 

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Mỹ nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê Arabica hoặc Robusta, chưa khử caffein (mã HS 090111) với tỷ trọng chiếm 88,7% trong tổng lượng nhập khẩu, đạt 788,3 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018. 

Cơ cấu nguồn cung: 6 tháng đầu năm 2019, Mỹ tăng nhập khẩu cà phê từ Brazil, Colombia, Honduras,.. trong khi giảm nhập khẩu từ Việt Nam, Canada. 

Brazil là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2019, đạt 223.735 tấn, trị giá 511,4 triệu USD, tăng 34,8% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018. 

Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu Mỹ tăng từ 20,5% trong 6 tháng đầu năm 2018, lên 25,2% trong 6 tháng đầu năm 2019. 

Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cà phê Arabica hoặc Robusta, chưa khử caffein (HS 090111) của Mỹ từ Brazil đạt 214.562 tấn, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2018; nhập khẩu cà phê Arabica hoặc Robusta, khử caffein (HS090112) đạt 8.419 tấn, tăng 8,7%; nhập khẩu cà phê Arabica hoặc Robusta, rang, chưa khử caffein đạt 748 tấn, tăng 203,9% so với 6 tháng đầu năm 2018. 

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 3 cho Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2019, đạt 108,29 nghìn tấn, trị giá 181,69 triệu USD, giảm 17,2% về lượng và giảm 28,3% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 16,2% trong 6 tháng đầu năm 2018, xuống 12,2% trong 6 tháng đầu năm 2019. 

 

Giá cà phê hôm nay 13/9/2019: Quay đầu giảm nhẹ sau 4 ngày tăng liên tiếp - Giá cà phê ngày 13/9 quay đầu giảm nhẹ 100 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới biến động trái chiều.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 14/9/2019: USD giảm sâu, Bảng Anh và Euro cùng tăng giá  - USD tiếp tục giảm giá vào đầu phiên giao dịch ở châu Âu ngày 13/9, khi các loại tiền tệ có lợi suất cao hơn tăng giá với hy vọng sẽ có thỏa thuận tạm thời cho cuộc thương chiến Mỹ - ...
Bình luận