Chờ...

Giá cà phê hôm nay 15/4/2022: Giá cà phê xuống dốc chủ yếu là do lực bán kỹ thuật

(VOH)-Giá cà phê ngày 15/4 giảm nhẹ. Giá robusta và arabica kỳ hạn tiếp đà giảm dưới 1% do lực bán kỹ thuật. Xuất khẩu cà phê của VN sang hầu hết các thị trường chính tăng so với quý I/202.

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục giảm 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.000 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,900đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40,900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở  40,800 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TPHCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  44.900 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,400

-100

Lâm Hà (Robusta)

40,400

-100

 Di Linh (Robusta)

40,300

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,000

-100

Buôn Hồ (Robusta)

40,900

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,900

-100

Ia Grai (Robusta)

40,900

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.900

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,800

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,900

-100

FOB (HCM)

2.146

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 15/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3/2022 đạt trên 211 ngàn tấn, trị giá 474,44 triệu USD.

Con số này tăng 51,4% về lượng và tăng 47,7% về trị giá so với tháng 2/2022; so với tháng 3/2021 tăng 24,4% về lượng và tăng 52% về trị giá.

Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 581,7 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 60,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 3/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.248 USD/tấn, giảm 2,5% so với tháng 2/2022, nhưng tăng 22,2% so với tháng 3/2021.

Tính chung quý I/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.230 USD/tấn, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 3/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2021, trừ xuất khẩu sang Mỹ, Anh và Nga giảm.

Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang một số thị trường chính tăng mạnh như Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và Italia.

Trong quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng so với quý I/2021, ngoại trừ Mỹ và Nga giảm, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá cà phê thế giới tiếp đà giảm

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 15/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 4 USD/tấn ở mức 2.087 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 6 USD/tấn ở mức 2.099 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 1,45 cent/lb, ở mức 223,6 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 1,4 cent/lb ở mức 223,75 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 15/4/2022: Giá cà phê xuống dốc chủ yếu là do lực bán kỹ thuật 2
Giá cà phê hôm nay 15/4/2022: Giá cà phê xuống dốc chủ yếu là do lực bán kỹ thuật 3

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê thế giới có ngày thứ 3 liên tiếp cùng giảm trong bối cảnh giao dịch ít sôi động do gần lễ Phục Sinh. Phiên vừa qua, chỉ số chứng khoán Mỹ tăng kéo các nhóm năng lượng và ngũ cốc tăng theo, trong khi đó vàng và một số mặt hàng nông sản nhiệt đới như cà phê giảm.

Thị trường cà phê đang đà giảm còn do áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5/2022, kết hợp với khả năng Fed sẽ mạnh tay nâng lãi suất cơ bản USD. Các giới đầu cơ tiếp tục bán mạnh do đã mua quá mức trước đó.

Lạm phát phủ bóng đen lên giá hàng hóa, khiến người dân thắt chặt chi tiêu, do vậy cà phê Arabica - loại đồ uống thường được phục vụ ngoài quán - bị ảnh hưởng. Tuy nhiên Robusta có chiều hướng bị giảm nhẹ hơn, do nhu cầu uống cà phê hòa tan tại nhà còn mạnh.

Giá Arabica lao dốc, một phần nguyên nhân đồng nội tệ của Brazil đang mất giá vì lạm phát ở quốc gia này. Chính quyền Brazil dự kiến tăng 5% lương, do vậy giới đầu cơ nhận định đồng Reai còn bị mất giá và đã tranh thủ bán Arabica để thu về ngoại tệ.

Mức tiêu thụ cà phê của Brazil trong niên vụ 2021/22 dự kiến sẽ sụt giảm lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua do suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao và giá cả tăng vọt đã tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng.

Bình luận