Chờ...

Giá cà phê hôm nay 15/7/2022: Lao dốc không phanh

(VOH) Giá cà phê ngày 15/7 sụt giảm mạnh 700 đồng/kg. Sự suy giảm của thị trường cà phê do nhà đầu tư thể hiện tâm lý bi quan trên hầu hết các thị trường.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 700 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.600 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.000 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 700 đồng/kg tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 700 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 700 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 700 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 700 đồng/kg, dao động ở mức 41,500 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 700 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45,500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,100

-700

Lâm Hà (Robusta)

41,100

-700

 Di Linh (Robusta)

41,000

-700

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,6 00

-700

Buôn Hồ (Robusta)

41,500

-700

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,500

-700

Ia Grai (Robusta)

41,500

-700

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

41,500

-700

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,500

-700

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,500

-700

FOB (HCM)

2036

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 15/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Cuộc thi cà phê đặc sản tại Milan (Italy) đã giúp cho ngành cà phê Brazil kiếm được 115,5 triệu USD thông qua bán và quảng cáo cà phê đặc sản của nước này. Có hơn 30 doanh nghiệp Brazil tham dự và Hiệp hội Cà phê đặc sản Brazil đã ký được hợp đồng lên đến 21,9 triệu Usd.

Đợt này, cà phê robusta đặc sản Việt Nam có tham gia thi 2 mẫu đều đạt điểm cao nhưng khối lượng cà phê này nhằm mục đích thương mại hóa quá khiêm nhường. Cơ sở để có sản lượng cà phê tốt, giá cao là các chương trình sản xuất cà phê bền vững. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, vẫn chưa thấy ngành cà phê tích cực tìm hướng cho thị trường cà phê giá trị gia tăng.

Hiện tại, thị trường cà phê xuất khẩu Việt Nam lắng đọng do giá đầu vào cao hơn đầu ra. Giá mua vào tương đương với 1.850 Usd/tấn chưa cộng phí nhưng bên mua chỉ trả 1.830 USD/tấn Fob. Giá xuất khẩu loại 2, tối đa 5% đen vỡ đang được chào mua trừ 150 USD/tấn (1.980-150) nên giá bán phải 1.950 USD/tấn mới cân bằng.

Giá cà phê thế giới giảm sâu

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 15/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London suy yếu trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm 51 USD, xuống 1.930 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm 44 USD, còn 1.935 USD/tấn, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm 12,05 cent, xuống 195,30 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm 11,95 cent, còn 192,75 cent/lb, các mức giảm cực mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cả hàng hóa đồng loạt lao dốc khi lo ngại về suy thoái toàn cầu trong bối cảnh lạm phát cao và khả năng Fed – Mỹ sẽ tăng lãi suất USD cao hơn dự kiến, môi trường này đã gây ra sự bi quan cho các nhà đầu tư trên khắp các thị trường tài chính. Đặc biệt, kịch bản lạm phát và suy thoái toàn cầu đã tác động tiêu cực đến lĩnh vực ngân hàng và “dẫn đến tâm lý bi quan chung trên thị trường”.  USD tăng thêm 0,51%, lên ở mức 1 USD = 5,4370 R$.

Theo các nhà quan sát, hầu hết thị trường đang nhận định Fed sẽ nâng lãi suất cơ bản USD thêm 0,75%, nhưng có các nhà phân tích đã đặt cược vào mức tăng 1%. Trong khi đó, tin tức Trung Quốc tiếp tục “đóng cửa” và lo ngại về cuộc khủng hoảng BĐS và triển vọng tiêu cực ở châu Âu đã góp phần làm giá cả hàng hóa sụt giảm mạnh hơn.

Đầu tháng 7/2022, giá cà phê thế giới tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm nay, do lo ngại rủi ro tăng cao khi Ngân hàng Trung ương các nước đồng loạt nâng cao lãi suất cơ bản tiền tệ để ngăn chặn lạm phát.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 6 cho thấy, nước này sẽ bước vào giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này có thể tác động làm cản trở sự hồi phục nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Bình luận