Chờ...

Giá cà phê hôm nay 16/10/2020: Tiếp đà đi lên khi sức mua của thị trường tăng

(VOH) - Giá cà phê ngày 16/10 tiếp tục tăng thêm 200 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới trái chiều.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 31.400 đồng/kg, tại Di Linh lên  ngưỡng 31.300 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 200 đồng/kg, khu vực Cư M'gar lên mức 32.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê lên ngưỡng 31.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 200 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch lên  mức 31.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động lên ngưỡng  31.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động lên  mức 31.400 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200đồng/kg, dao động trong ngưỡng  33.500đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.415 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 100 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 3 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

31,400

+200

— Lâm Hà (Robusta)

31,400

+200

— Di Linh (Robusta)

31,300

+200

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

32.100

+200

— Buôn Hồ (Robusta)

31,900

+200

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

31,700

+200

_ Ia Grai (Robusta)

31,700

+200

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

31,700

+200

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

31.400

+200

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

33,500

+200

Giá cà phê hôm nay 16/10/2020
Ảnh minh họa: internet

Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,25 triệu tấn, trị giá 2,16 tỉ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê tháng 9 giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 2% về trị giá so với tháng 8/2020; tăng 8,3% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với tháng 9/2019.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,25 triệu tấn, trị giá 2,16 tỉ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tháng 9, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.880 USD/tấn, tăng 2,2% so với tháng 8/2020 và tăng 3% so với tháng 9/2019. Trong 9 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.725 USD/tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Simexco, thương nhân xuất khẩu cà phê lớn nhất Tây Nguyên, cũng dự báo sản lượng vụ thu hoạch sắp tới của Việt Nam sẽ giảm khoảng 4,8% so với vụ trước, do nhiều diện tích cà phê già cỗi phải thực hiện tái canh và nông dân đưa thêm nhiều cây trồng có giá trị vào xen canh.

Ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam nhận định hiện vẫn chưa thấy yếu tố hỗ trợ giá cà phê trong thời gian tới trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn đang ảm đạm.

Trong báo cáo mới nhất cập nhật hôm 2/9, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) mới đây đưa ra dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2019 - 2020 ước tính đạt 31,5 triệu bao trong niên vụ 2019 - 2020, cao hơn 0,7% so với niên vụ trước.

Tuy nhiên, trao đổi với người viết, ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, đồng thời là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam - Công ty TNHH MTV (VINACAFE) nhận định con số ICO đưa ra chưa thực sự chính xác bởi đợt hạn hán vừa qua ở khu vực Tây Nguyên gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Không chỉ sự đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 11 tại London đã hỗ trợ giá cà phê Robusta tăng mà thời tiết mưa bão quá mức còn gây cản trở việc thu hoạch vụ mùa mới của nhà sản xuất hàng đầu cũng góp thêm mối lo cho thị trường.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/20

1264

+14

+1.12

5845

1273

1232

1250

1250

28986

01/21

1286

+10

+0.78

9088

1296

1256

1278

1276

37854

03/21

1295

+9

+0.70

2953

1306

1268

1286

1286

25180

05/21

1310

+10

+0.77

441

1321

1283

1301

1300

12322

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

109.5

-0.10

-0.09

22363

111.35

106.5

109.55

109.6

93008

03/20

112.1

-0.10

-0.09

12182

113.8

109.25

112.05

112.2

71258

05/21

113.6

-0.10

-0.09

5888

115.2

110.75

113.65

113.7

33639

07/21

114.9

-0.20

-0.17

3784

116.4

112.25

115.05

115.1

30186

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng thêm 14 USD, lên 1.264 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1 tăng thêm 10 USD, lên 1.286 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 9 USD, lên 1.295 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch giảm xuống trên mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm thêm 0,1 cent, xuống 109,5 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 cũng giảm thêm 0,1 cent, còn 112,1 cent/lb, các mức giảm rất nhẹ. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais giảm thêm 0,41 %, xuống ở mức 1 USD = 5,6260 Reais, trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 gia tăng.

Giá cà phê Robusta tiếp nối đà tăng trong ngắn hạn, khi đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 11 tại London đang cận kề.

Trái lại, giá cà phê Arabica tại New York tiếp tục suy yếu trước sức ép bán ra của Brasil một khi tỷ giá đồng Reais sụt giảm là điều hầu như không thể tránh khỏi, bất chấp mối lo sản lượng cà phê của vụ mùa năm tới sẽ không như kỳ vọng.

Hiện tượng thời tiết La Nina sẽ gây mưa nhiều cho các nước sản xuất cà phê trên vành đai Thái Bình Dương cũng là mối quan ngại sâu sắc của Việt Nam, nhà sản xuất Robusta lớn nhất thế giới. Hiện tượng thời tiết này kết hợp với gió mùa Đông Bắc sớm sẽ gây lũ lụt, ngập úng trên diện rộng và làm thu hoạch vụ mùa mới ở vùng cà phê Tây nguyên bị chậm lại rất đáng kể, kèm theo đó là chi phí cho việc thu hoạch, phơi sấy cà phê sẽ tăng cao.

Trong khi đó, các thương nhân trong lĩnh vực cà phê tại Brazil đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa ra khỏi các cảng vì thiếu container hoặc không gian trên tàu, theo trang Deccan Herald.

Nền kinh tế Brazil hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, điều này đã thúc đẩy một làn sóng xuất khẩu rẻ hơn nhưng nhập khẩu lại giảm mạnh, gây sự mất cân bằng trong số lượng container.

Trong khi đó, Brazil là quốc gia chiếm 30% thương mại cà phê toàn cầu và là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.

Theo công ty tư vấn vận tải biển Datamar, kể từ tháng 8, Brazil đã có sự mất cân bằng gần 80.000 thùng hàng, khi có khoảng 251.000 container rời cảng để xuất khẩu nhưng chỉ có 172.000 container nhập khẩu đến.

Bình luận