Giá cà phê hôm nay 18/1/2020: Đứng yên sau phiên tăng mạnh vào cuối tuần

(VOH) - Giá cà phê ngày 18/1 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới cũng ổn định.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng ổn định, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở  mức 31.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng không đổi, tại Cư M'gar dao động ở mức 32.400 đồng/kg, tại Buôn Hồ  giá cà phê  ở   ngưỡng 32.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai đi ngang, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  ổn định, dao động  ở  ngưỡng 32.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum không đổi, dao động  ở  mức 312.000 đồng/kg.  

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang, dao động ở ngưỡng  33.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc (Robusta)

31,800

0

— Lâm Hà (Robusta)

31,800

0

— Di Linh (Robusta)

31,700

0

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar (Robusta)

32.400

0

— Buôn Hồ (Robusta)

32.200

0

GIA LAI

 

 

— Pleiku (Robusta)

32,100

0

_ Ia Grai (Robusta)

31,100

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa (Robusta)

32,100

0

KON TUM

 

 

— Đắk Hà (Robusta)

32.000

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

33,500

0

Giá cà phê hôm nay 18/1/2021
Ảnh minh họa: internet

Ở thị trường trong nước những ngày đầu tháng 11, giá cà phê trong nước tăng so với cuối tháng 10. Ngày 9/11, giá cà phê trong nước tăng từ 500 – 600 đồng/kg (tương đương mức tăng từ 1,5 – 1,9%) so với ngày 30/10.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 tăng 1,7% so với ngày 30/10, lên mức 34.900 đồng/kg.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê tháng 11 giảm 23,1% về lượng và giảm 18,7% về trị giá so với tháng 10, so với tháng 11/2019 giảm 37,5% về lượng và giảm 30% về trị giá, đạt 70 nghìn tấn, trị giá 137 triệu USD.

Tính chung 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,41 triệu tấn, trị giá 2,46 tỉ USD, giảm 3,9% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 11 ước đạt mức 1.963 USD/tấn, tăng 5,7% so với tháng 10 và tăng 12,2% so với tháng 11/2019.

Trong 11 tháng năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.745 USD/tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta tháng 10 đạt 76,8 nghìn tấn, trị giá 119,2 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 9,1% về trị giá so với tháng 10/2019.

Trong 10 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê robusta đạt 1,14 triệu tấn, trị giá 1,71 tỉ USD, giảm 1,1% về lượng và giảm 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta sang một số thị trường chính giảm, như: Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ, Thái Lan, Malaysia, Anh, Ấn Độ, Pháp; ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường khác tăng, gồm: Đức, Italy Nhật Bản, Philippines.

Tháng 11, giá cà phê trong nước tăng so với cuối tháng 10. Ngày 28/11, giá cà phê trong nước tăng từ 1,2 – 1,9% so với ngày 30/10.

Mức tăng cao nhất 1,9% tại huyện Đắk Hà tỉnh Kon Tum, lên mức 33.000 đồng/kg. Tại cảng khu vực TP HCM, cà phê robusta loại R1 tăng 400 đồng/kg (1,2%) so với ngày 30/10, lên mức 34.700 đồng/kg.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tuy nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nhà gia tăng vì giãn cách xã hội nhưng mức giá cà phê robusta vẫn chưa thực sự được cải thiện, khi nền kinh tế toàn cầu đối diện với nguy cơ suy thoái trầm trọng do dịch bệnh COVID-19 lần hai khiến nhiều quốc gia phải tái lập các biện pháp giãn cách xã hội.

Thị trường còn thể hiện sự quan ngại khi Việt Nam, nhà sản xuất robusta lớn nhất thế giới phải liên tục hứng chịu mưa bão khiến thu hoạch vụ mùa mới không chỉ bị trì hoãn mà còn kéo theo nguy cơ chất lượng hạt sụt giảm vì thiếu nắng để phơi sấy.

Hiện tại Việt Nam đã thu hoạch được hơn 70% sản lượng cà phê robusta niên vụ 2020 - 2021.

Trao đổi với người viết bên lề hội nghị tổng kết năm 2020 của ngành công thương, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cho biết  bước sang niên vụ 2020 - 2021, sản lượng cà phê sẽ còn giảm khoảng 15% do ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ hồi tháng 10 và hạn hán hồi tháng 5 và tháng 6.

Trước đó, sản lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018 - 2019. Trong đó, lượng tiêu thụ trong nước chiếm 10% còn lại là xuất khẩu.

Giá cà phê thế giới đứng yên

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/21

1353

0

0

11451

1365

1327

1339

1332

46187

05/21

1363

0

0

8961

1374

1337

1344

1342

28551

07/21

1378

0

0

3499

1388

1350

1356

1355

16964

09/21

1397

0

0

908

1407

1369

1374

1374

7682

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/20

128.15

0

0

31899

131.75

126.8

127.35

127.35

99917

05/20

130.25

0

0

13198

133.75

128.9

129.3

129.4

49880

07/21

132.15

0

0

6414

135.6

130.8

131.05

131.25

35423

09/21

134

0

0

4864

137.25

132.5

132.5

133.05

35744

Tính chung tuần qua, thị trường London có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng tất cả 35 USD, tức tăng 2,66 %, lên 1.353 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 34 USD, tức tăng 2,56 %, lên 1.363 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Tương tự, thị trường New York có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng tất cả 4,45 cent, tức tăng 3,60 %, lên 128,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 4,5 cent, tức tăng 3,58 %, lên 130,25 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hai sàn đảo chiều tăng trở lại khi nguồn cung Brasil bắt đầu được thị trường tỏ ra quan tâm. Theo nhiều đánh giá của giới thương nhân quốc tế lẫn trong nước, khô hạn ngay đầu vụ mới đã làm lứa bông nở đầu tiên bị hư hỏng, sản lượng ở các vùng sản xuất Arabica chủ chốt có thể sụt giảm 20 – 30 %, thậm chí có nơi lên tới 50%. Trong khi đó, đây là vụ cây cà phê Arabica ở Brasil cho sản lượng thấp theo chu kỳ “hai năm một” nên khả năng nguồn cung sẽ thiếu hụt là mối quan tâm đặc biệt của thị trường tiêu dùng ngay từ đầu năm mới.

Tuy vậy, đánh giá qua nhiều khảo sát cho thấy các vùng trồng cà phê Robusta chính năm nay cho sản lượng tăng, khoảng 10 – 15 % hoặc có thể hơn do kết quả của sự đầu tư chăm sóc và cải tạo giống mới trong mấy năm liên tiếp vừa qua, kể cả việc tham quan học hỏi phương pháp canh tác từ nhà sản xuất Robusta hàng đầu thế giới để đưa năng suất lên cũng như mở rộng thêm diện tích canh tác. Brasil cũng không dấu diếm mục tiêu không chỉ là nhà sản xuất Arabica lớn nhất thế giới mà kể cả Robusta.

Bình luận