Chờ...

Giá cà phê hôm nay 18/12/2021: Lao dốc

(VOH) - Giá cà phê ngày 18/12 phục hồi tăng 300 đồng, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã thu hoạch được 40% diện tích cà phê, tuy nhiên họ đang rơi vào tình trạng thiếu lao động.

Giá trong nước tăng

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41.200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng tăng 300 đồng/kg, dao động ở  mức 41.500 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 300 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  42.900 đồng/kg

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,800

+300

Lâm Hà (Robusta)

40,800

+300

 Di Linh (Robusta)

40,800

+300

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41.600

+300

Buôn Hồ (Robusta)

41.500

+300

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41.500

+300

Ia Grai (Robusta)

41.500

+300

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.500

+300

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41.500

+300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,900

+300

FOB (HCM)

2.388

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 18/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Dù ảnh hưởng của cơn bão Rai với vụ thu hoạch cà phê Tây Nguyên sẽ không quá lớn, nhưng thông tin có mưa bão ở vùng nguyên liệu cũng khiến giá cà phê Robusta quay trở lại đà tăng trong phiên vừa qua.

Những ngày này ở khu vực Tây Nguyên, người trồng cà phê đang tất bật với việc thu hái. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các địa phương đã triển khai những giải pháp vừa đảm bảo tiến độ thu hoạch cà phê, vừa thực hiện an toàn phòng, chống dịch theo đúng quy định.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), nỗi lo lớn nhất của người trồng cà phê là phải tìm được nhân công thu hoạch để kịp thời vụ bởi nếu cà phê không được hái đúng thời điểm sẽ bị giảm năng suất và chất lượng. Năm nay, dịch Covid-19 khiến nhân công lao động các vùng khác không thể đến địa phương nhưng bù lại số người dân trở về từ các tỉnh thành phía Nam trong thời gian qua khoảng 2.000 người cùng với số lao động tại chỗ đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực thu hái cà phê.

Đến nay, huyện Cư Kuin đã tổ chức thu hái được trên 60% sản lượng cà phê, không xảy ra tình trạng mắc bệnh, lây nhiễm bệnh trong quá trình thực hiện. Đắk Lắk là địa phương đứng đầu toàn quốc về diện tích cây cà phê với 209.900 ha (giảm 55 ha so với năm 2020), ước sản lượng 508.944 tấn.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 11 đạt 78 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD, giảm 21,4% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với tháng 10/2021; so với tháng 11/2020 giảm 6,9% về lượng, nhưng tăng 12,6% về trị giá.

Tính chung 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 2,63 tỷ USD, giảm 4,4% về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tháng 11 là giai đoạn khu vực Tây Nguyên thu hái cà phê với tổng diện tích cà phê tại khoảng 540.000 ha và sản lượng dự kiến 1,6 triệu tấn. Hiện nay, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã thu hoạch được 40% diện tích cà phê, tuy nhiên họ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Giá cà phê thế giới sụt giảm

Khảo sát giá cà phê sáng ngày 18/12/2021, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.439 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 34 USD/tấn ở mức 2.333 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 2,1 cent/lb, ở mức 234,75 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 2,15 cent/lb, ở mức 234,85 cent/lb.

Giá cà phê trong tháng 11 tiếp tục lập đỉnh 10 năm. Tuy nhiên, sự lạc quan về triển vọng tiêu thụ với việc nới lỏng hơn nữa các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 đang bị thay thế bởi lo ngại về sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, đặc biệt là ở châu Âu.

Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 9 tháng đầu năm 2021, Malaysia giảm nhập khẩu cà phê (trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffeine – HS 090111).

Cụ thể, nhập khẩu cà phê của Malaysia trong thời gian này giảm 8,6% về lượng và giảm 9,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 72,67 nghìn tấn, trị giá 154,1 triệu USD.

Tỷ trọng nhập khẩu chủng loại cà phê có mã HS 090111 chiếm 94,33% tổng lượng, do đó đã tác động chung đến nhập khẩu cà phê của Malaysia.

Trong thời gian này, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Malaysia đạt mức 2.305 USD/tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Malaysia tăng từ hầu hết các nguồn cung chính, ngoại trừ Brazil

Malaysia giảm nhập khẩu từ một số nguồn cung chính, nhưng tăng từ Việt Nam, Brazil và Ethiopia. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Malaysia.

Theo đó, Malaysia nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 36,14 nghìn tấn, trị giá 61 triệu USD, tăng 8% về lượng và tăng 11,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Malaysia tăng từ 39,91% trong 9 tháng đầu năm 2020 lên 46,92% trong 9 tháng đầu năm 2021.

Bình luận