Chờ...

Giá cà phê hôm nay 19/11/2020: Tiếp tục sụt giảm 300-500 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 19/11 tiếp tục giảm thêm 300-500 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế tiếp tục trái chiều.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà về mức 32.900 đồng/kg, tại Di Linh về ngưỡng 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 300-400đồng/kg, tại Cư M'gar dao động về  mức 33.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê về ngưỡng 33.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 400 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch về mức 33.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 400 đồng/kg, dao động về ngưỡng 33.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 500 đồng/kg, dao động về mức 33.100 đồng/kg. 

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 400 đồng/kg về ngưỡng  35.000 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.529 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 100 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 3 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

32,900

-400

— Lâm Hà (Robusta)

32,900

-400

— Di Linh (Robusta)

32,800

-400

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

33.700

-300

— Buôn Hồ (Robusta)

33,500

-400

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

33,300

-400

_ Ia Grai (Robusta)

33,300

-400

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

33,300

-400

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

33.100

-500

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

35,000

-400

Giá cà phê hôm nay 19/11/2020
Ảnh minh họa: internet

Ở thị trường trong nước những ngày đầu tháng 11, giá cà phê trong nước tăng so với cuối tháng 10. Ngày 9/11, giá cà phê trong nước tăng từ 500 – 600 đồng/kg (tương đương mức tăng từ 1,5 – 1,9%) so với ngày 30/10.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 tăng 1,7% so với ngày 30/10, lên mức 34.900 đồng/kg.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá cà phê robusta tăng do nguồn cung cà phê robusta toàn cầu bị gián đoạn do thời tiết không thuận lợi tại Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, chiếm 56% tổng sản lượng cà phê toàn cầu.

Nhiều nước thực hiện giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nhà tăng. Bộ Nông nghiệp Brazil dự báo, sản lượng cà phê robusta thế giới trong niên vụ 2020-2021 đạt 74,3 triệu bao (bao 60kg), tăng 1,6% so với niên vụ 2019 - 2020.

Tuy nhiên, sản lượng cà phê robusta của Việt Nam giảm 3% so với niên vụ 2019-2020, đạt 29,2 triệu bao.

Sản lượng cà phê arabica thế giới niên vụ 2020-2021 dự báo đạt 101,8 triệu bao, tăng 8,5% so với niên vụ 2019-2020.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết dự báo của USDA về thị trường thế giới: sản lượng và xuất khẩu cà phê thế giới niên vụ 2020-2021 dự kiến đạt mức cao kỉ lục do Brazil bước vào năm sản xuất chính.

Sản lượng cà phê thế giới năm 2020-2021 tăng 9,1 triệu bao so với năm trước, đạt mức kỉ lục 176,1 triệu bao, trong đó Brazil dự kiến chiếm phần lớn sản lượng khi vụ Arabica bước vào năm sản xuất chính của chu kỳ sản xuất hai năm 1 lần.

Brazil - nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, ước đạt 61,62 triệu bao, chiếm 35% sản lượng toàn cầu.

Trong đó, sản lượng cà phê arabica đạt 47,3 triệu bao, chiếm 46,4% tổng sản lượng arabica toàn cầu; robusta đạt 14,2 triệu bao, chiếm 19% tổng sản lượng cà phê robusta.

Trong khi đó, Ngân hàng đầu tư BBA dự báo sản lượng cà phê của Brazil niên vụ 2021 - 2022 sẽ giảm 14 - 21% do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và sự thay đổi chu kì sản xuất cà phê arabica.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới (riêng cà phê Robusta, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu khoảng hàng năm đạt khoảng 11,6 -11,8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 2,6 – 2,8 tỷ USD). Riêng cà phê rang xay, hòa tan hiện đang được các nước trên thế giới ưa chuộng. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng.

Việt Nam cũng không ngoại lệ, xu hướng tiêu dùng cà phê trong nước cũng tăng mạnh. Đối với xuất khẩu, cà phê rang xay, hòa tan cũng đang được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nên kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo, chiếm 12% trong tổng lượng xuất khẩu cả phê cả nước.

Theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài, tiêu thụ cà phê hòa tan trên thế giới tăng trưởng mạnh trong những năm qua cũng như trong thời gian tới. Số liệu gần đây cho thấy, cà phê hòa tan chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam đang có cơ hội sẽ trở thành quốc gia sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu thế giới do sở hữu nguồn cà phê Robusta dồi dào, là nguyên liệu chính để chế biến cà phê hòa tan.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục diễn biến trái chiều khi các nhà sản xuất Arabica khu vực Trung Mỹ tiếp tục hứng chịu mưa bão và áp lực bán hàng Robusta vụ mới từ Việt Nam bắt đầu xuất hiện.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/20

1383

-20

-1.43

7

1418

1383

1415

1403

1107

01/21

1402

-14

-0.99

13707

1448

1399

1414

1416

39584

03/21

1409

-14

-0.98

10070

1445

1407

1418

1423

32373

05/21

1421

-14

-0.98

3772

1456

1420

1430

1435

13896

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

119.75

+3.55

+3.06

11870

121.1

116.35

116.5

116.2

7595

03/20

122.85

+3.35

+2.80

38612

124.3

119.7

119.7

119.5

116276

05/21

124.7

+3.35

+2.76

9982

126.15

121.6

121.6

121.35

42075

07/21

126.15

+3.25

+2.64

5479

127.45

123.1

123.2

122.9

34077

Giá cà phê giao dịch sáng nay 19/11, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 giảm thêm 14 USD, xuống 1.402 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 cũng giảm thêm 14 USD, còn 1.409 USD/tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch tăng lên rất cao trên mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tăng liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng thêm 3,55 cent, lên 119,75 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 cũng tăng thêm 3,55 cent, lên 122,85 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais giảm nhẹ 0,07 %, xuống đứng ở mức 1 USD = 5,3360 Reais sau khi cơ quan xếp hạng rủi ro Fitch Ratings đã đưa Brasil đứng ở mức BB- và lo ngại làn sóng covid-19 lần hai.

Giá cà phê duy trì xu hướng trái chiều, tăng mạnh ở New York nhưng giảm nhẹ ở London, cho thấy thị trường Robusta đã xuất hiện áp lực bán hàng vụ mới của nhà sản xuất hàng đầu, bên cạnh sự gia tăng lo ngại của của thị trường Arabica khi cơn bão Iota tiếp cận các nước sản xuất khu vực Trung Mỹ, trong khi hậu quả của cơn bão Eta để lại hai tuần trước vẫn còn rất nặng nề.

Mặc dù đã có sự chuẩn bị nhưng thu hoạch vụ mùa tại Việt Nam vẫn diễn ra khá chậm do mưa bão kéo dài làm quả cà phê chín chậm, trong khi yêu cầu của thị trường đòi hỏi chất lượng hạt Robusta ngày càng cao.

Nền kinh tế khu vực Eurozone vốn đã trì trệ vì những mâu thuẩn nội tại, lại còn phải thực hiện giãn cách xã hội liên tiếp vì covid-19, mặc dù Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã có nhiều biện pháp kích thích mạnh tay nhưng xem ra vẫn chưa đủ.

Theo các nhà quan sát, giá cà phê Robusta tại khu vực Đông Nam Á kéo dài mức chênh lệch cộng hiện trong khoảng 130 – 160 USD/tấn so với giá kỳ hạn, cho thấy đang có sự bất hợp lý khiến giới kinh doanh không mặn mà đưa cà phê về sàn London tham gia đấu giá.

Bình luận