Chờ...

Giá cà phê hôm nay 20/8: Phục hồi tăng sau 3 ngày suy yếu

(VOH) Giá cà phê ngày 20/8 phục hồi tăng nhẹ 200 đồng/kg sau 3 ngày giảm liên tiếp. Nguồn cung khan hiếm tiếp tục là yếu tố thúc đẩy thị trường đi lên.

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 48.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 47.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 48.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 47.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 48,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 48,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 48,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 48,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 48,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở mức 48,400 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 52,400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

48,000

+200

Lâm Hà (Robusta)

48,000

+200

 Di Linh (Robusta)

47,900

+200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

48,500

+200

Buôn Hồ (Robusta)

48,400

+200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

48,400

+200

Ia Grai (Robusta)

48,400

+200

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

48,400

+200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

48,400

+200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

52,400

+200

FOB (HCM)

2,278

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 20/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo phân tích từ Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (Ncif), chỉ còn 1 tháng rưỡi nữa là chấm dứt niên vụ 2021-2022. Tính đến hết tháng 7/22, thống kê chính thức cho biết Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 1,3 triệu tấn. Tùy theo con số dự báo ban đầu của từng doanh nghiệp, thị trường dễ dàng nhận ra rằng, lượng cà phê niên vụ này còn trong tay nhà vườn chừng từ 200-400 nghìn tấn nếu như tính tổng sản lượng là 1,5 đến 1,8 triệu tấn.

Con số 300-400 nghìn tấn chắc phải loại trừ vì quá lớn trong khi người mua kiếm hàng không ra. Vậy lượng hàng tồn hiện nay chỉ có thể từ 100-200 nghìn tấn.

7 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ xuất khẩu sang Mỹ, Philippines và Algeria giảm. Trong đó, xuất khẩu cà phê sang Bỉ và Anh tăng trưởng ba con số; xuất khẩu sang Tây Ban Nha, Nga, Anh tăng trưởng hai con số.

Giá cà phê thế giới phục hồi tăng

Giá cà phê thế giới chiều ngày 20/8/2022 giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 11 USD/tấn ở mức 2.226 USD/tấn, giao tháng 11/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.226 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 tăng 1,25 cent/lb, ở mức 215,95 cent/lb, giao tháng 12/2022 tăng 1,5 cent/lb, ở mức 213,35 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 20/8/2022: Phục hồi tăng sau 3 ngày suy yếu 2
Giá cà phê hôm nay 20/8/2022: Phục hồi tăng sau 3 ngày suy yếu 3

Sau 3 ngày giảm liên tiếp, giá cà phê quay đầu tăng nhẹ trong phiên cuối tuần này. Từ đầu tuần này, đồng USD tiếp đà tăng lên mức cao nhất trong 5 tuần, đồng thời đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 4/2020 vào phiên giao dịch vừa qua, khi các nhà đầu tư kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất để chống lại lạm phát. Điều này tạo áp lực khiến giá cà phê có chuỗi giảm dài trên thị trường.

Tuy nhiên, tồn kho Robusta đạt chuẩn sàn London tiếp tục đà giảm nhẹ 730 tấn, còn 97.440 tấn. Cùng với việc nguồn hàng thật có sẵn nội địa của Brazil và Việt Nam được ghi nhận không còn nhiều. Người nông dân tiếp tục giữ hàng để chờ giá tăng cao hơn mới có động thái xuất hàng. Việc khan hiếm nguồn cung nói trên đã giúp Robusta chỉ giảm nhẹ từ đầu tuần, và đã lấy lại đà tăng trong phiên vừa qua. Lực đẩy của Robusta cũng giúp Arabica khởi sắc hơn.

Theo Bloomberg, nông dân trồng cà phê Arabica ở Brazil, đang chứng kiến ​​thiệt hại lớn hơn dự kiến ​​trong một vụ mùa cà phê vốn đã thất bại do thời tiết xấu. Sản lượng cà phê thấp hơn kỳ vọng ở Brazil sẽ đe dọa kéo dài tình trạng khan hiếm nguồn cung trên toàn cầu.

Thời tiết khô hạn và và sương giá đã hạn chế cà phê ra hoa ở Brazil trong niên vụ trước. Đợt sương giá nghiêm trọng vào tháng 7/2021 đã khiến nhiều nông dân Brazil chặt bỏ cây cà phê vào thời điểm chi phí đầu vào nông nghiệp tăng cao, đặc biệt là phân bón. Điều đó không chỉ làm sản lượng của vụ mùa năm ngoái mà còn hạn chế sản lượng tiềm năng trong năm 2022, được xem là năm của chu kỳ năng suất cao.

Regis Ricco, một nhà tư vấn trong ngành cà phê, cho biết năng suất sẽ thấp hơn kỳ vọng ở hầu hết các khu vực trồng cà phê Arabica vì quả cà phê có hạt nhỏ hơn bình thường. Như vậy nguồn cung của cả 2 mặt hàng cà phê đều đang gặp vấn đề, tiếp tục giúp thị trường khả quan trong thời gian tới.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trị giá nhập khẩu cà phê của Trung Quốc trong tháng 6/2022 đạt 54,43 triệu USD, tăng 1% so với tháng 5/2022 và tăng 8,7% so với tháng 6/2021.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đạt 252,82 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong thời gian này, Trung Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường Ethiopia, Malaysia và Italia, nhưng giảm từ Việt Nam và Brazil.

Trong đó, trị giá nhập khẩu cà phê của Trung Quốc từ Ethiopia trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 42,46 triệu USD, tăng 74,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cà phê của Ethiopia trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 10,22% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 16,79% trong 6 tháng đầu năm 2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận