Chờ...

Giá cà phê hôm nay 20/9/2022: Giá trong nước tiếp tục chuỗi ngày đứng yên

(VOH)-Giá cà phê ngày 20/9 tiếp tục xu hướng đi ngang. Trong khi Arabica tăng mạnh, dự báo những đợt mưa vào tuần tới tại các vùng trồng cà phê Brazil góp phần hỗ trợ giá cà phê Arabica.

Giá cà phê trong nước hôm nay ổn định, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 47.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 46.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 46.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 46.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 47,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 47,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 47,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 47,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 47,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở mức 47,400 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở ngưỡng 51,400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

46,900

0

Lâm Hà (Robusta)

46,900

0

 Di Linh (Robusta)

46,800

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

47,500

0

Buôn Hồ (Robusta)

47,400

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

47,400

0

Ia Grai (Robusta)

47,400

0

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

47,400

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

47,400

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

51,400

0

FOB (HCM)

2,257

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 20/9/2022
Ảnh minh họa: internet

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn nguồn tin từ Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 của nước ta chỉ đạt 1,5 triệu tấn, thấp hơn khoảng 120.000 tấn so với 1,62 triệu tấn của niên vụ 2020-2021.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong tháng 8 cũng tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 2.365 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất ghi nhận được kể từ tháng 5/2011.

Tính chung 8 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu cà phê của nước ta đã tăng 21,8% so với cùng kỳ, đạt bình quân 2.271 USD/tấn. Lo ngại thiếu hụt nguồn cung được cho là nguyên nhân chính đẩy giá cà phê trong nước và xuất khẩu tăng cao trong thời gian qua.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát giá cà phê thế giới ngày 20/9/2022, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 tăng 6 cent/lb, ở mức 221,1 cent/lb, giao tháng 3/2023 tăng 5,7 cent/lb, ở mức 215,45 cent/lb. Cùng với đó giá cà phê trên sàn SaoPaulo của Brazil cũng tăng theo.

Trong khi đó sàn London nghỉ khi Hoàng gia Anh tổ chức lễ tang Nữ hoàng Elizabeth II. Do đó giá Robusta giao tháng 9/2022 giữ ở mức 2.186 USD/tấn, giao tháng 11/2022 ở mức 2.202 USD/tấn.

Giá cà phê hôm nay 20/9/2022: Giá trong nước tiếp tục chuỗi ngày đứng yên 2
Giá cà phê hôm nay 20/9/2022: Giá trong nước tiếp tục chuỗi ngày đứng yên 3

Trong bối cảnh hiện nay, chuyên gia Nguyễn Quang Bình dự báo, giá cà phê trên cả 2 sàn khó có cơ hội tăng nhiều mà sẽ chủ yếu đi xuống. Cho dù tồn kho đạt chuẩn có giảm đi nữa cũng bị yếu tố tiền tệ lấn át. Theo vị chuyên gia, vấn đề là khi đồng USD cao hơn, các công ty có đua nhau bán để tự dìm giá xuống thấp hơn nữa không?

Cùng với tồn kho ở mức thấp, xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm càng làm gia tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 7 đạt 10,1 triệu bao (loại 60kg/bao), giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế trong 10 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 (tháng 10/2021 đến tháng 7/2022), xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 0,3% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 108,8 triệu bao. Nhìn chung, xuất khẩu giảm ở hầu khắp các khu vực ngoại trừ châu Á và châu Đại Dương.

Cụ thể, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ đã giảm 8,5% trong 10 tháng đầu niên vụ hiện tại, đạt 42,2 triệu bao. Trong giai đoạn này, các lô hàng từ Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới giảm tới 12,4%, xuống còn 32 triệu bao từ mức 37,2 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020 - 2021.

Khối lượng xuất khẩu của Colombia cũng giảm 13,2% từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 7 năm nay, chỉ đạt 10,3 triệu bao. Chủ yếu do điều kiện thời tiết bất lợi kéo dài làm giảm nguồn cung cà phê của nước này.

Ngược lại, xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Á và châu Đại Dương trong tháng 7 tăng 4% lên 3,2 triệu bao. Qua đó đưa xuất khẩu của khu vực này trong 10 tháng đầu niên vụ lên 37,6 triệu bao, tăng mạnh 16% so với niên vụ trước.

Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ hai và là nhà cung cấp robusta lớn nhất thế giới đã xuất khẩu gần 2 triệu bao cà phê trong tháng 7, giảm 1,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn tăng mạnh 17,9% lên 24,7 triệu bao.

Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê của Ấn Độ tăng 10,8% trong tháng 7 và tăng 28,9% sau 10 tháng đầu niên vụ, đạt 6,1 triệu bao. Xuất khẩu của Indonesia trong tháng 7 cũng tăng 31,6% lên 0,6 triệu bao và trong giai đoạn từ tháng 10/2021 đến tháng 7 tăng 0,2% lên 5,6 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi trong tháng 7 đạt 1,4 triệu bao, giảm 13,1% so với cùng kỳ. Trong 10 tháng đầu vụ hiện tại, xuất khẩu của khu vực này đạt 11,4 triệu bao, giảm so với 11,8 triệu bao của cùng kỳ 2020 - 2021.

Còn tại Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu của khu vực này đã giảm mạnh 16,2% trong tháng 7 so với cùng kỳ, chỉ đạt 1,5 triệu bao. Lũy kế 10 tháng, xuất khẩu cà phê của khu vực Trung Mỹ và Mexico đạt 13,6 triệu bao, giảm 5,6% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Sự sụt giảm này xuất phát từ Honduras, nước xuất khẩu lớn nhất trong khu vực đã giảm tới 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 4,3 triệu bao từ đầu niên vụ đến nay.

Lượng mưa ít hơn trong thời kỳ đậu trái tại một số vùng trồng cà phê, cũng như tỷ lệ mắc bệnh gỉ sắt cao do hậu quả của các cơn bão Eta và Iota vào năm 2020 là nguyên nhân chính khiến sản lượng của Honduras giảm.

Bình luận