Chờ...

Giá cà phê hôm nay 23/9/2020: Thị trường giao dịch chậm, giá trong nước giảm theo giá thế giới

(VOH) - Giá cà phê ngày 23/9 tiếp tục giảm thêm 100 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam do giá cà phê thế giới chưa dứt đà giảm.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà  về  mức 31.600 đồng/kg, tại Di Linh về ngưỡng 31.500 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk, khu vực Cư M'gar cũng giảm 100 đồng/kg, về  mức 32.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  giảm về  ngưỡng 32.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch về  mức 31.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  31.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  giảm 100 đồng/kg  về  mức 31.700 đồng/kg.     

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng giảm 100 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  33.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

31,600

-100

— Lâm Hà (Robusta)

31,600

-100

— Di Linh (Robusta)

31,500

-100

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

32.300

-100

— Buôn Hồ (Robusta)

32,300

-100

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

31,900

-100

_ Ia Grai (Robusta)

31,900

-100

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

31,900

-100

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

31.700

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

33,500

-100

Giá cà phê hôm nay 23/9/2020
Ảnh minh họa: internet

Trong tháng 8, giá cà phê robusta và arabica ở thị trường trong nước và thế giới tăng mạnh do nhu cầu tăng, tồn kho giảm, trong khi người dân không vội bán ra.

Dự báo về sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2020 - 2021 giảm và thu hoạch vụ mới ở Brazil chững lại do thời tiết không thuận lợi cũng là yếu tố hỗ trợ giá cà phê trong tháng 8/2020.

Tuy nhiên, Cục Xuất Nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá cà phê thế giới sẽ khó duy trì đà tăng mạnh. Giá tăng mạnh trong tháng 8/2020 chủ yếu do đầu cơ.

Tồn kho dự trữ được hai sàn London và New York chứng nhận ở mức thấp kỉ lục là do mức giá cà phê kì hạn dao động ở mức thấp kéo dài, không có sức hút giới thương nhân đưa cà phê về hai sàn để đăng kí đấu giá.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo mức thiếu hụt cà phê toàn cầu niên vụ 2019 – 2020 vào khoảng 486 nghìn bao, tuy nhiên con số này là không đáng kể.

Tại Việt Nam, cà phê Việt đang kì vọng EVFTA có hiệu lực do cà phê robusta của Việt Nam sẽ có tiềm năng và lợi thế rất lớn tại EU, đặc biệt là những sản phẩm chế biến. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới.

EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới với kim ngạch nhập khẩu từ các nước ngoài khối mỗi năm khoảng 10 tỉ USD. Hiện nay xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU chiếm hơn 8,5% tổng nhập khẩu của EU và chiếm gần 40% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.

Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ mức thuế 7,5 - 9% cho cà phê nhân (rang, rang xay) và 9 - 11,5% trong vòng 3 năm cho một số chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm cà phê hòa tan, tinh chất chứa cà phê.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, cùng giảm 1,3% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 8/2020 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 197 triệu USD, giảm 0,03% về lượng, nhưng tăng 0,2% về trị giá so với tháng 7/2020, so với tháng 8/2019 giảm 3,6% về lượng và giảm 0,02% về trị giá. Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, cùng giảm 1,3% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tháng 8/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.791 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 7/2020 và tăng 3,7% so với tháng 8/2019. Trong 8 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.708 USD/tấn, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm 2019.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá cà phê thế giới sẽ khó duy trì đà tăng mạnh. Giá tăng mạnh trong tháng 8/2020 chủ yếu do đầu cơ. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), dự kiến nguồn cung cà phê toàn cầu thiếu hụt 486 nghìn bao là con số không đáng kể. Tồn kho dự trữ được 2 sàn chứng nhận ở mức thấp kỷ lục là do mức giá cà phê kỳ hạn dao động ở mức thấp kéo dài, không có sức hút giới thương nhân đưa cà phê về 2 sàn để đăng ký đấu giá.

Giá cà phê thế giới tiếp đà giảm

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/20

1341

-6

-0.45

7054

1361

1336

1348

1347

43679

01/21

1357

-5

-0.37

3343

1376

1354

1360

1362

27279

03/21

1371

-4

-0.29

1031

1387

1367

1373

1375

19704

05/21

1385

-3

-0.22

492

1400

1385

1390

1388

7806

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

110.65

-1.35

-1.21

22525

114.8

110.35

112.55

112

112737

03/20

112.45

-1.40

-1.23

11142

116.5

112.2

114.85

113.85

64468

05/21

113.95

-1.40

-1.21

3882

117.95

113.7

115.95

115.35

35801

07/21

115.35

-1.35

-1.16

1347

119.35

115.1

117.3

116.7

23647

Phiên giao dịch ngày 23/9, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London nối tiếp đà giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm thêm 6 USD, xuống 1.341 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1 giảm thêm 5 USD, còn 1.357 USD/tấn các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Trong khi đó, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York giảm liên tiếp phiên thứ 7. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm thêm 1,35 cent, xuống 120,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 giảm thêm 1,40 cent, còn 112,45 cent/lb. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Ông Piyush Goyal, Bộ trưởng liên bang Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, cho biết, nhu cầu về cà phê đã giảm kể từ tháng 4 tại các thị trường lớn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Bộ trưởng cũng thông báo với Hạ viện rằng, lĩnh vực xuất khẩu cà phê giảm 7,40% về số lượng và giảm 10,32% về giá trị xuất khẩu trong giai đoạn năm 2019-2020 so với giai đoạn 2018-2019, theo The Hindu Business Line.

Chính phủ và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã thực hiện nhiều biện pháp chính sách khác nhau để giảm bớt căng thẳng tài chính do sự gián đoạn bởi đại dịch trên toàn cầu.

Cụ thể, người trồng cà phê được cung cấp các biện pháp như miễn trừ nợ và cải thiện khả năng tiếp cận vốn lưu động.

Giá cà phê hôm nay 22/9/2020: Sắc đỏ trên cả hai sàn trong nước và thế giới- Giá cà phê ngày 22/9 đồng loạt giảm 200 đồng/kg tại hầu hết địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam do giá cà phê thế giới đi xuống, thị trường tiêu thụ chậm.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/9/2020: USD tiếp tục đà tăng cao – Đô la Mỹ vẫn chưa bị mất đà, tiếp tục tăng cao hơn vào đầu phiên giao dịch ngày 23/9.
Bình luận