Giá cà phê hôm nay 27/8: Giá thế giới tăng

(VOH) Giá cà phê ngày 27/8 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ, trong khi giá thế giới tăng.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 39.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 38.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng ổn định, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 38.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 38.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk đi ngang, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 39.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai thay đổi nhẹ, giá tại Pleiku là 39.4000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39.400 đồng/kg, tăng nhẹ 100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông đứng yên, dao động ở ngưỡng 39.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum ổn định, dao động ở  mức 39.300 đồng/kg

Riêng giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang, dao động ở  ngưỡng  40.800 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.857 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi 90 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1/2022 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

38,600

0

Lâm Hà (Robusta)

38,600

                0 

 Di Linh (Robusta)

38,500

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

39.700

0

Buôn Hồ (Robusta)

39.500

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39,400

0

Ia Grai (Robusta)

39,400

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

39,400

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39.300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

40,800

                 0

Giá cà phê hôm nay 27/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Cục Xuất nhập khẩu báo xuất khẩu cà phê thời gian tới của Việt Nam sẽ vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực do làn sóng COVID-19 lần thứ 4 trong nước. Ngoài ra, cước phí vận tải tăng cao cũng làm giảm sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 15 ngày đầu tháng 8, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Xuất khẩu cà phê giảm 17% về lượng và giảm 13% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 7, giảm 9,9% về lượng và tương đương về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 8/2020, đạt 47,14 nghìn tấn, trị giá 93 triệu USD.

Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1 triệu tấn, trị giá 1,9 tỷ USD, giảm 8,2% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu báo xuất khẩu cà phê thời gian tới của Việt Nam sẽ vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực do làn sóng COVID-19 lần thứ 4 trong nước.

Hiện nay, nhu cầu cà phê toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao bất chấp giá tăng mạnh. Tuy vậy, hạn chế lớn nhất đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới vẫn là tình trạng thiếu container và chi phí vận chuyển tăng cao, đặc biệt là các tuyến đi Mỹ và châu Âu.

Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam đang có giá khoảng 1.900 USD/tấn (FOB) và Brazil nhỉnh hơn với khoảng 2.000 USD/tấn (FOB).

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, cước vận chuyển đi Mỹ và EU hiện tại tăng liên tục dao động 2 tuần 1 lần và mức tăng không báo trước, có những lúc lại tăng đột biến.

So với thời điểm 2020, cước vận chuyển đi EU thường ổn định ở mức 800-1.200 USD cho 1 container 40 feet, nhưng bây giờ tăng trên 11.000 USD, tức là tăng 12-13 lần so với mức giá đầu năm 2020.

Cước vận chuyển đi Mỹ từ 2.000-3.000 USD cho 1 container 40 feet từ đầu năm 2020 đến nay tăng lên 13.500 USD, tức là tăng 5-6 lần.

Trong khi đó, giá cước vận tải từ Brazil tới Mỹ chỉ khoảng 4.000 USD/container tăng từ khoảng 1.500 USD - 2.000 USD/container trước đại dịch.

Điều này khiến cho cà phê của Việt Nam khó cạnh tranh với các sản phẩm của Brazil hay các nước Nam Mỹ khác.

Giá cà phê thế giới tiếp tục tăng

Phiên giao dịch ngày 27/8, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng liên tiếp phiên thứ năm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng thêm 21 USD, lên 1.994 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng thêm 16 USD, lên 1.957 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch rất thấp dưới mức trung bình 

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng thêm 1,65 cent, lên 188 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng thêm 1,60 cent, lên 190,65 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch khá thấp dưới mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 27/8: Giá thế giới tăng, trong nước đứng yên 2
Giá cà phê hôm nay 27/8: Giá thế giới tăng, trong nước đứng yên 3

Đồng Reais giảm 0,86 %, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,2560 Reais theo suy đoán Fed sẽ sớm cắt giảm kích thích kinh tế, trong khi nhà đầu tư trong nước lo ngại lạm phát gia tăng sẽ nảy sinh rủi ro mới và những bất ổn trên chính trường vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.

Gía cà phê hai sàn tiếp nối đà tăng với khối lượng giao dịch thấp cho thấy phần lớn nhà đầu tư vẫn còn đứng bên ngoài thị trường. Theo các nhà quan sát, dường như các thị trường cà phê kỳ hạn muốn thiết lập mặt bằng giá mới, chi ít cũng để bù đắp cho giá cước vận tải biển hiện đã cao ngất ngưởng.

Dự báo thời tiết cuối tuần này sẽ có mưa rải rác trên vành đai cà phê Brasil, giúp có phần giảm bớt căng thẳng cho cây trồng nhưng vẫn chưa cải thiện được tình trạng khô hạn hiện tại.

Người Pháp rất ưa chuộng loại cà phê cao cấp, nhiều người dân ở đây có thói quen đến quán từ 3 - 4 lần/tuần.

Theo ghi nhận, mức tiêu thụ cà phê bình quân của quốc gia này gần bằng mức trung bình chung của châu Âu là 5,41kg/năm.

Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thói quen tiêu dùng cà phê của người Pháp đã có sự thay đổi nhất định. Tỷ lệ người tiêu dùng mang đồ uống từ các quán cà phê về nhà tăng từ 22% lên 34%.

Trên thị trường cà phê thế giới, Pháp được coi là thị trường tiềm năng lớn đối với các nhà xuất khẩu cà phê, đặc biệt là phân khúc cà phê cao cấp.

Dự tính, thị trường cà phê cao cấp có thể tăng từ 2% trong số 300.000 tấn bán ở Pháp mỗi năm lên 10% thị phần vào năm 2025, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận