Chờ...

Giá cà phê hôm nay 29/9: Vụt tăng mạnh do giá thế giới bất ngờ đảo chiều đi lên

(VOH) - Giá cà phê ngày 29/9 đồng loạt phục hồi tăng 500 đồng/kg, nhiều cảnh báo nông dân Việt khi bước vào vụ thu hoạch mới.
Giá cà phê hôm nay 29/9/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê thế giới phục hồi tăng

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 29/9, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London dảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 39 USD/tấn ở mức 2.160 USD/tấn, giao tháng 1/2022 tăng 30 USD/tấn ở mức 2.145 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 4,95 cent/lb ở mức 198,6 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 5 cent/lb ở mức 201,45 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 29/9: Vụt tặng mạnh do giá thế giới bất ngờ đảo chiều đi lên 2
Giá cà phê hôm nay 29/9: Vụt tặng mạnh do giá thế giới bất ngờ đảo chiều đi lên 3

Giá cà phê thế giới tăng mạnh trong ngày khóa sổ vị thế kinh doanh của các quỹ đầu cơ trên 2 sàn.

Kết thúc phiên, cà phê Arabica tăng thêm 2,55% trong khi Robusta thêm 1,86%. Giá cà phê trên sàn New Yorkk tăng cao nhất trong 1 tháng qua sau khi có thông tin một hãng tư vấn kinh doanh nhận định hàng tồn kho của Brazil đã giảm mạnh so với năm ngoái.

Còn trên sàn London cấu trúc giá nghịch đảo tiếp tục được duy trì với khối lượng thương mại rất thấp trong tháng cuối cùng của niên vụ cà phê 2020/2021. Điều này phản ánh sự quan tâm và thận trọng hơn của nhà đầu tư trong bối cảnh phải chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và cước phí vận tải biển tăng cao ngất ngưởng hiện nay.

Theo thông tin từ trang Urban Bean Coffee, người dân Mỹ đứng thứ 25 về tiêu thụ cà phê trên đầu người, với mức tiêu thụ trung bình là 4,2 kg/ người/năm.

Hiện, có 64% người Mỹ trưởng thành đang tiêu thụ cà phê mỗi ngày và có đến 79% người Mỹ có xu hướng chuyển sang uống cà phê tại nhà.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, chỉ số bán lẻ thị trường Mỹ trong tháng 8/2021 tăng 0,7%, cao hơn nhiều so với kỳ vọng, trong đó đóng góp tích cực vào chỉ số này là mặt hàng cà phê.

Có thể thấy, Mỹ là thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn đối với các nhà sản xuất cà phê toàn cầu, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá trong nước hôm nay tăng 500 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg , tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, giá tại Pleiku là 40.7000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng  500 đồng/kg, dao động ở  mức 40.600 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 500 đồng/kg , dao động ở  ngưỡng  42.100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,900

+500

Lâm Hà (Robusta)

39,900

         +500

 Di Linh (Robusta)

39,800

+500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.800

          +500

Buôn Hồ (Robusta)

40.700

   +500

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,700

+500

Ia Grai (Robusta)

40,700

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40,700

+500

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40.600

+500

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,100

         +500

FOB (HCM)

2.215

Trừ lùi: +55

Chỉ còn vài ngày nữa vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam sẽ bắt đầu trong bối cảnh các tỉnh thành bắt đầu lộ trình mở cửa trở lại nền kinh tế.

Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, là nhà sản xuất và xuất chủ chốt cà phê Robusta - một loại hạt cà phê có vị đắng được sử dụng chủ yếu trong cà phê hòa tan và một số loại cà phê espresso. Việc xuất khẩu cà phê Việt Nam bị ảnh hưởng tác động tới nguồn cung cà phê trên toàn cầu.

Ông Thái Như Hiệp - Giám đốc Công ty TNHH cà phê Vĩnh Hiệp cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cà phê sang thị trường các nước châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Nguyên nhân là cảng nước sâu ở TP Hồ Chí Minh đang thiếu cả tàu và container để chuyển hàng xuất bán.

Đồng thời, các loại giấy đi đường và cách kiểm soát chặt của nhiều địa phương cũng khiến việc lưu thông, vận chuyển khó khăn, chậm trễ. Các tài xế phải cách ly y tế, có giấy xét nghiệm, cấp phép luồng xanh làm gia tăng chi phí vận chuyển, hạn chế số lượng tài xế.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, bà con nông dân hãy sẵn sàng cho giá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, phân bón, vận tải và ngay cả rủi ro về mất mát hao hụt sau thu hoạch sẽ tăng rất nhiều trong niên vụ mới 2021/22. Trong đó không thể không kể đến mối lo thiếu nhân công thu hái.

Giao dịch cà phê tại Việt Nam tuần qua vẫn yếu do thiếu nguồn cung. Sức mua yếu do người bán chưa chấp nhận giá xuất khẩu tính trên chênh lệch so với giá niêm yết quá thấp, trên 200 USD/tấn FOB dưới giá London; Lo ngại rủi ro về giá một khi London tăng cao, hàng khó giao do người bán có thể thiếu hàng do bán khống; Lệnh phong tỏa đang còn được áp dụng tại nhiều vùng sản xuất và trung tâm logistics, làm các bên mua bán chưa định được hướng kinh doanh.

Các chuyên gia nhận định, giá cà phê trong nước thời gian tới tiếp tục xu hướng tăng và sẽ lập đỉnh vào cuối năm nay và đầu năm 2022. Theo đồ thị diễn biến giá cà phê, cứ mỗi 10 năm giá cà phê lại lập đỉnh mới và tạo thành chu kỳ thể hiện qua các giai đoạn 2001-2011 và 2011-2021. Đây là sự hình thành ngẫu nhiên, đã kéo dài từ 30 năm nay.

Hiện nay, giá cà phê tăng nhưng do cuối vụ nên người nông dân không được hưởng lợi. Nếu giá cà phê lập đỉnh vào cuối năm sẽ rất tốt cho người nông dân và ngành cà phê của Việt Nam, vì vào tháng 11 hàng năm là mùa thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên.

Bình luận