Chờ...

Giá cà phê hôm nay 4/7/2022: Dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao

(VOH) Giá cà phê ngày 4/7 ổn định phiên đầu tuần. Dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái.

Giá cà phê trong nước sáng nay ổn định, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.400 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk đi ngang, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai không đổi, giá ở Pleiku là 42,300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông ổn định, dao động ở ngưỡng 42,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  không đổi, dao động ở mức 42,300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang, dao động ở ngưỡng 46,300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,900

0

Lâm Hà (Robusta)

41,900

0

 Di Linh (Robusta)

41,800

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,400

0

Buôn Hồ (Robusta)

42,300

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,300

0

Ia Grai (Robusta)

42,300

0

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

42,300

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42,300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

46,600

0

FOB (HCM)

2.061

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 4/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng tới 21,7% so với cùng kỳ, trong bối cảnh Brazil vừa hoàn tất thu hoạch vụ mùa Conilon robusta năm nay với dự kiến sản lượng đạt mức kỷ lục 17,72 triệu bao, theo khảo sát lần 2 của Conab.

Tại Việt Nam, sản lượng dự báo đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.

Mùa mưa bắt đầu sớm hơn những năm trước giúp cà phê ra hoa và phát triển tốt, đồng thời điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường cũng giúp giảm chi phí tưới tiêu.

Tuy nhiên, giá phân bón tăng vọt lên tới 70% trong 6 tháng qua trong khi giá cà phê trong nước vẫn đi ngang khiến nông dân giảm sử dụng phân bón, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm năng suất và sản lượng so với năm trước.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo sẽ giảm 1 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, xuống 25 triệu bao và tồn kho cuối kỳ gần như không đổi ở mức 3,5 triệu bao.

Giá cà phê thế giới biến động

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 4/7, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 27 USD/tấn ở mức 1.991 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 27 USD/tấn ở mức 2.006 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 5,15 cent/lb, ở mức 228,45 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 5,45 cent/lb, ở mức 224,65 cent/lb.

Tổng kết tuần trước, thị trường London có 4 phiên giảm và 1 phiên tăng. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 38 USD, xuống 2.006 USD/tấn, mức giảm rất đáng kể. Trái lại, thị trường New York có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 1,40 cent, lên 224,65 cent/lb, mức tăng nhẹ.

Thị trường đang chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trái chiều, nổi bật là sức ép bán hàng vụ mới từ Brazil với vụ thu hoạch có sản lượng tăng so với năm ngoái. Hỗ trợ cho việc bán hàng vụ mới còn có tỷ giá đồng Real giảm xuống mức thấp gần 5 tháng đã thúc đẩy người Brazil mạnh tay bán cà phê xuất khẩu để thu về ngoại tệ.

Thông tin điều chuyển một lượng lớn cà phê Arabica đang lưu trữ tại các kho ở Antwerp – Bỉ về New York, vì tồn kho ICE giảm xuống mức thấp 20 năm cũng dấy lên mối lo nguồn cung trong ngắn hạn. Trong khi các nước sản xuất Arabica chế biến ướt truyền thống ở khu vực Trung Mỹ hầu như không còn thấy hạt cà phê nào được giao về các cảng xuất khẩu. Thông tin trên giúp giá Arabica đứng vững và tăng nhẹ trong tuần qua.

Trong khi đó Robusta liên tục chịu áp lực từ các báo cáo xuất khẩu tăng từ Việt Nam, Indonesia. Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng tới 21,7% so với cùng kỳ. Brazil vừa hoàn tất thu hoạch vụ mùa Robusta năm nay với dự kiến sản lượng đạt mức kỷ lục 17,72 triệu bao. Nguồn cung dồi dào đã đẩy giá Robusta xuống sâu, tuần trước giá tháng 7/2022 đã thủng mốc 2.000 USD/tấn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ tăng 7,8 triệu bao so với niên vụ trước, chủ yếu là nhờ sự phục hồi sản xuất tại Brazil và gia tăng tại Indonesia. Tuy nhiên, sản lượng của Việt Nam được dự báo sẽ giảm trong vụ tới.

Trong báo cáo mới nhất về triển vọng cung – cầu cà phê thế giới của USDA, cơ quan này dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ phục hồi và tăng 7,8 triệu bao (4,7%) so với niên vụ trước lên mức 175 triệu bao, chủ yếu là do vụ mùa arabica của Brazil bước vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.

Tiêu thụ cà phê toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 1,8 triệu bao lên 167 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Brazil.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu dự báo tăng 1 triệu bao, lên 141,5 triệu bao nhờ xuất khẩu của Brazil và Indonesia cao hơn. Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân là 118,2 triệu bao, tăng từ mức 117,3 triệu bao của vụ trước. Còn lại 18,3 triệu bao là cà phê hòa tan và 5 triệu bao là cà phê rang xay.

Dự trữ cuối kỳ dự kiến ​​sẽ tăng 2,1 triệu bao lên 34,7 triệu bao sau khi giảm mạnh vào vụ trước.

Bình luận