Chờ...

Giá cà phê hôm nay 4/8: Sức tiêu thụ chậm

(VOH) Giá cà phê ngày 4/8 đứng yên chờ tín hiệu thị trường. Giá cà phê kỳ hạn của thế giới tiếp tục diễn biến trái chiều nhưng ngược lại, tăng mạnh ở New York và ổn định tại London…

Giá cà phê trong nước sáng nay đi ngang, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 44.400 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 43.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 43.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 43.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 44,400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 44,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 44,300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 44,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 44,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở mức 44,300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở ngưỡng 48,300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

43,900

0

Lâm Hà (Robusta)

43,900

0

 Di Linh (Robusta)

43,800

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

44,4 00

0

Buôn Hồ (Robusta)

44,300

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

44,300

0

Ia Grai (Robusta)

44,300

0

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

44,300

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

44,300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

48,300

0

FOB (HCM)

2081

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 4/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.

Mùa mưa bắt đầu sớm hơn những năm trước giúp cà phê ra hoa và phát triển tốt, đồng thời điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường cũng giúp giảm chi phí tưới tiêu.

Thị trường cà phê Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 nói chung và quý II nói riêng khá thuận lợi khi giá xuất khẩu tăng mạnh và hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp thuận lợi. Điều này thể hiện trong con số kim ngạch và lượng xuất khẩu đạt kỷ lục.

Tuy nhiên, dự kiến trong thời gian tới, thị trường cà phê Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trước áp lực lạm phát ở các nước khu vực châu Âu, Mỹ đều tăng cao. Trong khi đó, đây đều là các thị trường quan trọng của ngành cà phê Việt Nam.

Ngoài ra, việc nâng lãi suất điều hành tại các nước tiêu thụ có khả năng ngăn trở các nhà nhập khẩu do phải cân đối tình hình tài chính và chi phí ngân hàng. Nhưng cước tàu mới chính là “biến số” khó đoán nhất của thị trường hàng hóa sau này.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn thế giới do Covid-19 gây ra, cùng với sự thiếu hụt các tàu chở container mới, đã buộc các công ty phải tải các tàu cũ của họ lên mức kỷ lục để đáp ứng nhu cầu giao thương quốc tế.

Theo Công ty phân tích vận tải Clarksons Research, tổng công suất của đội tàu container của thế giới đã tăng trong thời kỳ đại dịch, tăng 2,9% vào năm 2020 sau khi tăng 4% vào năm 2019 và 5,6% vào năm 2018.

Giá cà phê thế giới biến động nhẹ

Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục diễn biến trái chiều nhưng ngược lại, tăng mạnh ở New York và ổn định tại London…

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 4/8, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh hỗn hợp. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 1 USD, xuống 2.026 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 3 USD, lên 2..023 USD/tấn, các mức tăng/giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 4,75 cent, lên 214,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 4,55 cent, lên 211,25 cent/lb, các mức tăạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 4/8/2022: Thị trường đang có nhiều diễn biến phức tạp, sức tiêu thụ chậm 2
Giá cà phê hôm nay 4/8/2022: Thị trường đang có nhiều diễn biến phức tạp, sức tiêu thụ chậm 3

Bên cạnh những tác động tiêu cực của thị trường hiện hành, giá cà phê kỳ hạn có có thêm sự hỗ trợ do người Brasil giảm bán cà phê xuất khẩu khi tỷ giá USD giảm nhẹ 0,01% xuống ở mức 1 USD = 5,2760 R$, trong khi có nhiều đồn đoán sản lượng vụ mùa đang thu hoạch không đạt như kỳ vọng do hậu quả của thời tiết khô hạn các đợt sương giá hồi năm ngoái.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê (Cecafé) ở Brasil đã báo cáo xuất khẩu cà phê hạt tháng 7 tăng 2,72% so với cùng kỳ năm ngoái, do giá cả tại New York đã được cải thiện đáng kể và các vấn đề về logistics không còn căng thẳng. Hơn nữa do năm ngoái cây cà phê Brasil rơi vào năm cho sản lượng thấp theo chu kỳ “hai năm một”.

Báo cáo Thương mại tháng 6/2022 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng 1,26% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 9 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 đã tăng 0,5%, lên 98,77 triệu bao so với 98,32 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.

Dữ liệu chi tiết của ICO còn cho thấy, trong vòng 12 tháng kết thúc vào tháng 6/2022, xuất khẩu cà phê Arabica đạt tổng cộng 80,78 triệu bao, giảm 1,81 triệu bao, trong khi xuất khẩu cà phê Robusta đạt tổng cộng 49,20 triệu bao, tăng 2,26 triệu bao so với 12 tháng trước đó.

Bình luận