Chờ...

Giá cà phê hôm nay 5/4/2022: Giảm nhẹ

(VOH)-Giá cà phê ngày 5/4 giảm nhẹ 100 đồng/kg. Giá cà phê trong tháng 4 có thể chịu nhiều sức ép từ căng thẳng địa chính trị và nguồn cung bổ sung từ Brazil.

Giá cà phê trong nước điều chỉnh giảm nhẹ, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,300đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg , giá ở Pleiku là 41,300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở  41,200 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,800

-100

Lâm Hà (Robusta)

40,800

-100

 Di Linh (Robusta)

40,700

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,400

-100

Buôn Hồ (Robusta)

41,300

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,300

-100

Ia Grai (Robusta)

41,300

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.300

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,200

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,300

-100

FOB (HCM)

2.187

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 5/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng giá cà phê trong tháng 4 có thể chịu nhiều sức ép từ căng thẳng địa chính trị và nguồn cung bổ sung từ Brazil.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục chịu sức ép trong tháng 4. Dòng vốn đầu cơ chảy mạnh vào dầu thô do căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu. Mới đây, rabobank đưa ra mức điều chỉnh dự báo sản lượng cà phê arabica của Brazil niên vụ mới 2022-2023 sẽ tăng 31,8% lên 41,1 triệu bao.

Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn.

Mặc dù vậy, trong tháng 3 hoạt động tiêu thụ cà phê của Việt Nam vẫn khả quan. Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, tháng 3, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2.

Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam ước đạt 2.250 USD/tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 3, giá cà phê robusta nội địa mặc dù có những phiên điều chỉnh giảm theo giá thế giới, nhưng so với cuối tháng 2 vẫn tăng. Ngày 28/3, giá cà phê tại thị trường nội địa tăng 500 đồng/kg so với ngày 28/2/2022, lên mức cao nhất 41.000 đồng/kg tại tỉnh Đắk Lắk; mức thấp nhất 40.900 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng; tại tỉnh Gia Lai và Đắk Nông ở mức 41.400 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới hôm nay trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 5/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 7 USD/tấn ở mức 2.132 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 8 USD/tấn ở mức 2.122 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 2,2 cent/lb, ở mức 230,6 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 2,15 cent/lb ở mức 230,6 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 5/4/2022: Phục hồi tăng nhẹ sau nhiều phiên đứng yên 2
Giá cà phê hôm nay 5/4/2022: Phục hồi tăng nhẹ sau nhiều phiên đứng yên 3

Trong phiên sáng nay, hai sàn London và New York tiếp tục ghi nhận hai chiều hướng khác nhau với mức điều chỉnh không quá 1%.

Giá cà phê thế giới tiếp tục diễn biến trái chiều. Đồng nội tệ của Brazil đang tăng ấn tượng giúp Arabica nối dài chuỗi đà tăng. Trong khi đó thông tin xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm của Việt Nam khả quan, đạt 541.000 tấn, tăng 19,2%, trị giá 1,2 tỷ USD đẩy Robusta tiếp tục giảm.

Công ty Million Insights vừa có nhận định, thị trường cà phê hòa tan toàn cầu ước đạt 98,7 tỷ USD đến khoảng năm 2028, mức tăng trưởng hàng năm đạt chừng 6%. Vùng Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là nơi tiêu thụ ấn tượng nhất. Đây là thông tin tích cực cho các vùng trồng cà phê của Việt Nam, và là động lực cho Robusta lấy lại đà tăng trong thời gian tới.

Theo nhận định của chuyên gia Nguyễn Quang Bình, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong quý 1/2022 giảm 0,8% đạt 53,2 triệu bao. Nguyên nhân chính là do khủng hoảng logistics, tình hình giao nhận hàng qua cảng biển tỏ ra khó khăn. Chính vì thế, người mua trong trạng thái chờ đợi.

Bên cạnh đó thông tin xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa có hồi kết. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 75.000 tấn cà phê qua Nga. Trước xung đột (24/2/22), Việt Nam chỉ xuất qua Nga chừng 15.000 tấn, như vậy 60.000 tấn còn lại vẫn chưa có người mua thay thế.

Trong tháng 3/2022, giá cà phê robusta và arabica trên thị trường thế giới giảm so với tháng 2/2022 do tác động của căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Trên Sàn giao dịch London, ngày 28/3, giá cà phê robusta giao các kỳ hạn tháng 5/2022, tháng 7/2022 và tháng 9/2022 giảm lần lượt 2,4%, 2,3% và 2,8% so với ngày 28/2, xuống mức 2.125 USD/tấn, 2.108 USD/tấn và 2.092 USD/tấn.

Trên Sàn giao dịch New York, ngày 28/3, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 5/2022, tháng 7/2022 và tháng 9/2022 giảm lần lượt 9,8%, 9,2% và 8,7% so với ngày 28/2, xuống còn 215,3 US cent/lb, 215,4 US cent/lb và 215,05 US cent/lb.

Trên Sàn giao dịch BMF của Brazil, ngày 28/3, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 5/2022, tháng 7/2022 và tháng 9/2022 giảm lần lượt 7,7%, 3,5% và 7,4% so với ngày 28/2, xuống còn 270 US cent/lb, 275,55 US cent/lb và 271 US cent/lb.

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cà phê robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 2.203 USD/tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, giảm 30 USD/tấn (tương đương mức giảm 1,3%) so với ngày 28/2.

Bình luận