Chờ...

Giá cà phê hôm nay 7/1/2022: Chưa dứt đà giảm, thị trường trầm lắng

(VOH) - Giá cà phê ngày 7/1 giảm thêm 300 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước có ngày suy giảm thứ 3 liên tiếp từ đầu năm, trong khi cà phê thế giới tiếp tục diễn biến trái chiều.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm thêm 300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.400 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40.400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40.300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 300 đồng/kg, dao động 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm 300 đồng/kg, dao động 40.3000 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 300 đồng/kg, dao động 41.800 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,600

-300

Lâm Hà (Robusta)

39,600

-300

 Di Linh (Robusta)

39,500

-300

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.400

-300

Buôn Hồ (Robusta)

40.300

-300

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40.300

-300

Ia Grai (Robusta)

40.300

-300

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.300

-300

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40. 300

-300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

41,800

-300

FOB (HCM)

2.362

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 7/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động thông quan thuận lợi hơn, nhu cầu thế giới tăng là những yếu tố giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam phục hồi cuối năm 2021.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 12/2021 đạt 130 ngàn tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 26,2% về trị giá so với tháng 11/2021, so với tháng 12/2020 giảm 6,5% về lượng, nhưng tăng 20,3% về trị giá.

Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020.

Theo ước tính, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.344 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 4,3% so với tháng 11/2021 và tăng 28,7% so với tháng 12/2020.

Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so với năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Dự báo năm 2022, giá cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất lớn như Colombia và một số nước khu vực Nam Mỹ.

Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế được dự đoán có thể còn kéo dài. Hiện tại, do thiếu nguồn cung cà phê Arabica, một số nhà rang xay đang tìm đến phương án phối trộn cà phê Arabica và Robusta nhằm hạ giá bán.

Điều này về lâu dài có thể giúp thay đổi khẩu vị người tiêu dùng và quen hơn với việc uống cà phê Robusta rang xay và sẽ giúp cho cà phê Robusta của Việt Nam xuất khẩu thuận lợi hơn.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 7/1, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 giảm 14 USD/tấn ở mức 2.307 USD/tấn, giao tháng 5/2022 giảm 15 USD/tấn ở mức 2.255 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 0,05 cent/lb ở mức 231,70 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 0,05 cent/lb ở mức 231,85 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 7/1/2022: Chưa dứt đà giảm, thị trường trầm lắng 2
Giá cà phê hôm nay 7/1/2022: Chưa dứt đà giảm, thị trường trầm lắng 3

Giá cà phê Robusta tiếp tục suy yếu do lo ngại các quốc gia châu Âu sẽ tăng cường giãn cách xã hội vì biến thể Omicron lây lan nhanh, khiến các quán cà phê phải đóng cửa và nhu cầu tiêu thụ sụt giảm.

Trái lại, giá cà phê Arabica có xu hướng điều chỉnh giảm thường thấy ngay sau phiên tăng rất mạnh trước đó. Tuy đã có sự hồi phục nhẹ vào cuối phiên nhưng thị trường vẫn còn tâm lý lo ngại do Brazil xuất khẩu sụt giảm trong tháng 12.

Nhập khẩu cà phê của EU được dự báo sẽ giảm 1,1 triệu bao xuống còn 42,5 triệu bao và chiếm gần 40% lượng cà phê nhập khẩu của thế giới. Các nhà cung cấp hàng đầu cho EU bao gồm Brazil (34%), Việt Nam (24%), Honduras (8%) và Colombia (6%). Dự trữ cuối kỳ của EU niên vụ 2021-2022 dự kiến giảm 2,5 triệu bao, xuống còn 11,3 triệu bao nhằm đáp ứng mức tăng của nhu cầu tiêu thụ.

Mỹ sẽ là nhà nhập khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới với lượng nhập khẩu dự kiến tăng 700.000 bao lên 25 triệu bao trong niên vụ 2021-2022. Trong đó, các nhà cung cấp cà phê hàng đầu cho Mỹ bao gồm Brazil (30%), Colombia (21%), Việt Nam (11%) và Nicaragua (5%). Dự trữ cuối kỳ tại Mỹ được dự báo sẽ giảm 200.000 bao xuống 5,8 triệu bao.

Mặc dù nhập khẩu của Mỹ và EU tăng giảm trái chiều nhưng nhìn chung tiêu thụ cà phê của 2 thị trường này được dự báo sẽ tăng 1,1% và 1,8% so với niên vụ trước, đạt lần lượt là 41,4 triệu bao và 26,4 triệu bao.

Tương tự, tiêu thụ cà phê của Brazil và Nhật Bản cũng được dự báo tăng 1,3 – 1,5% trong niên vụ 2021-2022.

Bình luận