Chờ...

Giá cà phê hôm nay 8/9/2022: Đảo chiều quay đầu giảm do nhà đầu tư rời bỏ thị trường

(VOH)-Giá cà phê ngày 8/9 quay đầu giảm 300 đồng/kg theo giá thế giới do giá đô la sụt giảm mạnh khiến nhà đầu tư hàng hóa nói chung phải vội vàng rời bỏ thị trường.

Giá cà phê trong nước hôm nay giảm 300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 48.100 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 47.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng cũng giảm 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 47.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 47.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 300  đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 48,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 48,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 48,000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 48,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 300  đồng/kg, dao động ở ngưỡng 48,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 300  đồng/kg, dao động ở mức 48,000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 52,000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

47,500

-300

Lâm Hà (Robusta)

47,500

-300

 Di Linh (Robusta)

47,400

-300

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

48,100

-300

Buôn Hồ (Robusta)

48,000

-300

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

48,000

-300

Ia Grai (Robusta)

48,000

-300

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

48,000

-300

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

48,000

-300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

52,000

-300

FOB (HCM)

2,310

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 8/9/2022
Ảnh minh họa: internet

Nhận định về kim ngạch xuất khẩu cà phê trong cả năm nay, Vicofa cho hay,  năm 2022 ngành cà phê Việt Nam vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.

Cùng với việc chú trọng chất lượng, gia tăng các sản phẩm cà phê chế biến sâu, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp “trợ lực” cho ngành cà phê Việt Nam về đích xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm nay.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, châu Âu hiện đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta. Trong Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có 6 nước châu Âu.

Riêng với thị trường Anh, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực mang lại nhiều triển vọng cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường này.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản dẫn đầu thị trường, tiếp theo là Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhu cầu dài hạn sẽ tăng trong những năm tới, có khả năng trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất.

Còn tại thị trường Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc đang tăng với tốc độ trung bình 15%/năm vì nhu cầu thưởng thức cà phê của người dân tăng. Chính vì vậy, tiềm năng nhập khẩu cà phê Việt Nam của Trung Quốc còn rất lớn.

Giá cà phê thế giới quay đầu giảm

Khảo sát giá cà phê thế giới ngày 8/9/2022, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều dụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm 24 USD, xuống 2.238 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2023 cũng giảm 24 USD, còn 2.223 USD/tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Tương tự,  giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm 7,00 cent, xuống 223,25 cent/lb  và kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 6,30 cent, còn 217,35 cent/lb, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 8/9/2022: Đảo chiều quay đầu giảm do nhà đầu tư rời bỏ thị trường 2
Giá cà phê hôm nay 8/9/2022: Đảo chiều quay đầu giảm do nhà đầu tư rời bỏ thị trường 3

Giá cà phê đảo chiều sụt giảm trong một phiên USDX thiết lập mức cao 20 năm khiến nhà đầu tư hàng hóa nói chung phải vội vàng rời bỏ thị trường.

Trong một thông báo gửi đến khách hàng, ngân hàng đầu tư Rabobank đã điều chỉnh giảm nguồn cung cà phê toàn cầu bớt 1,92% trong niên vụ 2022/2023 xuống ở mức 169 triệu bao và vẫn giữ nguyên nhu cầu tiêu thụ toàn cầu ở mức 170,30 triệu bao. Do đó, nguồn cung toàn cầu sẽ thiếu hụt 1,3 triệu bao, nếu được chứng minh bằng các dữ liệu thị trường, sẽ hỗ trợ cho giá cà phê kỳ hạn trong những tháng tới.

Sản lượng cà phê trong tháng 8/2022 của quốc gia này đã tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế sản lượng 11 tháng đầu niên vụ hiện tại 2021/22 đạt 10,8 triệu bao, giảm 10,96% so với cùng kỳ niên vụ trước. Xuất khẩu cà phê tháng 8/2022 đã giảm mạnh tới 22,97% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lũy kế xuất khẩu 11 tháng đầu niên vụ 2021/22 chỉ đạt 11,9 triệu bao, giảm 5,56% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Theo đánh giá, giá cà phê Arabica của Colombia ở thị trường bên ngoài hiện có mức chênh lệch cộng lên tới 40 - 50 cent/lb so với giá kỳ hạn mà cũng khó mua vì nguồn cung đã cạn.

Trong đợt bán hàng tuần này, giá cà phê Kenya tại phiên đấu giá Nairobi đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng, phản ánh nhu cầu thấp hơn do lạm phát ở các thị trường chủ chốt, theo Business Daily Africa.

Nguồn cung tiếp tục phục hồi từ nhà sản xuất hàng đầu thế giới Brazil - nơi sản xuất bị ảnh hưởng bởi băng giá vào năm ngoái khiến giá toàn cầu tăng vọt - cũng đã khiến giá cà phê chuẩn ở New York giảm.

Dữ liệu từ Nairobi Coffee Exchange (NCE) cho thấy, giá cà phê đã giảm xuống mức 257 USD (tương đương 30.891 shilling) trong tuần này, từ mức 265 USD (tương đương 31.853 shilling) trong lần bán trước đó. Đây là mức giá thấp nhất kể từ tháng 5.

Bình luận